Sát ngày cưới hối hận vì cãi lời bố mẹ đòi lấy trai nghèo

Nhưng bi hài thay, khi bố mẹ cô đã quyết định “nhắm mắt đưa chân”, thì chính cô con gái của họ, người trước đó thề sống chết phải lấy bằng được Thắng thì lại bắt đầu thấy hối hận.

Nhưng bi hài thay, khi bố mẹ cô đã quyết định “nhắm mắt đưa chân”, thì chính cô con gái của họ, người trước đó thề sống chết phải lấy bằng được Thắng thì lại bắt đầu thấy hối hận vì đã không nghe lời bố mẹ.

Chi là một cô gái có ngoại hình, có học thức, gia đình nền nếp, tính tình lại tốt, chính vì thế, không ít các anh chàng mong ước được “rước nàng về dinh”. Thế nhưng, Chi lại chọn Thắng - người đàn ông chẳng có gì trong tay.
 
Gia tài của Thắng là một công việc bấp bênh, tài khoản rỗng tuếch và gia đình nặng gánh với bố mẹ già, 2 em còn đang tuổi ăn học. Lúc Chi nhận lời yêu Thắng, bố mẹ cô phản đối, bạn bè can gián, người quen ngăn cản. Đến khi cô quyết định sẽ làm vợ anh, bố mẹ cô sốc lên sốc xuống, trong có vài ngày mà héo hắt tiều tụy đi mấy lần, bạn bè và người quen thì chỉ lắc đầu thở dài sau khi thuyết phục mà cô không hồi tâm chuyển ý. 
 
trai nghèo
Ảnh minh họa
 
Mọi người đều chê Thắng, nào thì gần 30 tuổi đầu mà chưa làm được gì ra hồn, việc chưa ổn định, mới miễn cưỡng nuôi nổi cái thân, vậy thì lo cho vợ con kiểu gì? Chưa nói tới, Thắng là con trai cả, trách nhiệm nặng nề, trên là bố mẹ già cả thu nhập ít ỏi, dưới là 2 em, đứa học Cao đẳng, đứa học cấp 3, đều đang chờ Thắng chu cấp. Theo ý mọi người thì chưa cần bàn đến những điều khác, chỉ riêng vấn đề đó đã nên loại Thắng từ vòng gửi xe, chứ đừng nói là lấy làm chồng.
 
Nhưng thực ra, Chi cũng có cái lí của cô. Chi cho rằng, vấn đề đó chung quy cũng là vấn đề tiền bạc mà thôi. Tiền tài là do con người làm nên. Cô và Thắng thật lòng yêu thương nhau, có sức người, có sự đồng tâm hiệp lực của vợ chồng thì tát biển đông cũng cạn, lo gì không kiếm ra tiền. Đối với cô, quan trọng nhất là Thắng yêu cô nhiều không, đối xử với cô tốt bao nhiêu. Và cô hoàn toàn hài lòng với tình cảm của anh dành cho mình.
 
Cuối cùng, trời không chịu đất thì đất phải chịu trời, bố mẹ Chi vẫn phải nén tất cả mọi cảm xúc lại để tiến hành tổ chức lễ cưới cho con gái. Nhưng bi hài thay, khi bố mẹ cô đã quyết định “nhắm mắt đưa chân”, thì chính cô con gái của họ, người trước đó thề sống chết phải lấy bằng được Thắng thì lại bắt đầu thấy hối hận vì đã không nghe lời bố mẹ.
 
Còn gần chục ngày nữa là đến ngày cưới được ấn định, Thắng gọi điện cho vợ sắp cưới, nói tỉnh queo: “Em có cần bàn trang điểm không? Em xem thích cái nào thì tự mua. Anh không có tiền đâu, tới đưa em đi thôi”. Cúp điện thoại mà Chi muốn bật khóc. Vừa hôm qua, Thắng mới nói với cô: “Em muốn phòng tân hôn đẹp thì mua giấy dán tường mang đến đây để anh dán cho”. Ừ đúng rồi, Thắng làm gì có tiền, gia đình anh cũng chẳng có gì cho, anh chỉ có công sức và tình cảm thôi. Cô thích cái gì thì bỏ tiền ra mua cái đấy, mấy hôm trước 2 người đã đi mua giường cưới, chăn đệm, màn, tủ quần áo mới, và đều do một tay Chi bỏ tiền.
 
Khi quyết định làm đám cưới, Thắng đã tuyên bố với Chi: “Nói thật là anh không có tiền đâu, bố mẹ anh cũng nghèo, vì thế anh sẽ không thể cho em một đám cưới hoành tráng được”. Chi cười vô tư, an ủi anh rằng không sao, cô không quan trọng điều đó, miễn là sống với nhau tốt thì cái hình thức ấy quan trọng gì đâu. Cô thích Thắng ở sự thẳng thắn thừa nhận mình nghèo như thế, chứ chẳng như những kẻ đã nghèo còn thích ra vẻ, hoặc vay nợ chồng chất để cố cho được bằng ai. Cô nói với Thắng, cô cũng có ít tiền tiết kiệm, cái gì chi được thì cô sẽ chi.
 
Nhưng đến khi, từ cái to tới cái nhỏ Thắng đều tuyên bố: “Em có thì chi nhé, anh không có đâu” thì Chi không thể kiên nhẫn hơn được nữa. Ai đời từ những khoản to như lễ ăn hỏi, chụp ảnh, mua nhẫn cưới, thuê váy áo cô dâu chú rể, đặt tiệc nhà hàng tới những khoản nhỏ nhỏ như đặt thiếp mời, và bé tẹo như mua giấy dán tường phòng tân hôn, Thắng đều muốn Chi bỏ tiền ra mua. Khi cô than vãn không có, bởi cô cũng rất ngại xin tiền bố mẹ, ông bà đã vốn không đồng ý cuộc hôn nhân này rồi, thì Thắng đáp thờ ơ: “Em không có thì mình không cần nữa, anh thì sao cũng được, chỉ sợ em tủi thân thôi”. Vậy đấy!
 
Giờ đây, Chi ngược lại, gần như muốn nổi điên với sự thẳng thắn quá mức khi nói về tiền bạc và cái nghèo của Thắng. Cô nhận ra, thoải mái thừa nhận cái nghèo cũng có nhiều dạng. Có thể là dũng cảm thừa nhận cái kém cỏi của bản thân, đối mặt với hiện thực để rồi nỗ lực hết mình cho tương lai. Nhưng cũng có thể là trơ trẽn, là không biết tự trọng, suy nghĩ đáng khinh bỉ của những người ấu trĩ, ù lì: “À, tôi chỉ có vậy thôi, chấp nhận được thì chấp nhận, không thì biến!”.
 
Từ lúc bắt tay vào chuẩn bị đám cưới, Chi đã phải nén đau, nín nhịn không biết bao nhiêu lần. Người đàn ông yêu cô và cô yêu đâu mất rồi, lại để mặc cô tự lo cho đám cưới từ a đến z? Anh lấy vợ hay cô lấy vợ? Nghèo chẳng phải là cái tội, nhưng thơ ơ với cả chính việc trọng đại của mình, đẩy mọi trách nhiệm lên vai cô với lí lẽ mình nghèo, đồng thời đánh rơi cả lòng tự trọng đàn ông của bản thân, thực sự khiến Chi phải nhìn Thắng với con mắt hoàn toàn khác.
 
Càng gần ngày cưới, Chi càng muốn… hủy cưới. Chưa cần bước vào hôn nhân, cô đã thấy hối hận với sự lựa chọn của mình rồi, khi mà cô cố sống cố chết cãi lời bố mẹ để lấy bằng được Thắng. Cô và Thắng còn chưa đăng kí, liệu đây có phải là may mắn để cô “bỏ của chạy lấy người”? 

Theo Trí thức trẻ

Trang Lạ kết hôn

mẹ chồng nàng dâu

bố chồng

đám cưới "đũa lệch"

gia đình chồng

hối hận

người yêu nghèo


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.