Bố mẹ “bật đèn xanh” cho thầy đánh con: Bất lực kép

Những đứa trẻ bị phạt bằng roi mây ở Thái Nguyên cảm thấy thế nào khi biết rằng bố mẹ “bật đèn xanh” cho thầy giáo đánh mình? Bị thầy phạt roi đã đau đớn, ấm ức, nhưng bị bố mẹ “bán con” như vậy thì càng tức giận, thất vọng, hẫng hụt. Chuyên gia tâm lý Thủy Hương gọi đó là “rạn nứt kép”, “nỗi đau nhân đôi”.

 Những đứa trẻ bị phạt bằng roi mây ở Thái Nguyên cảm thấy thế nào khi biết rằng bố mẹ “bật đèn xanh” cho thầy giáo đánh mình? Bị thầy phạt roi đã đau đớn, ấm ức, nhưng bị bố mẹ “bán con” như vậy thì càng tức giận, thất vọng, hẫng hụt. Chuyên gia tâm lý Thủy Hương gọi đó là “rạn nứt kép”, “nỗi đau nhân đôi”.

Bất lực kép

Lớp học có thể trở thành nơi ám ảnh, sợ hãi, nơi chỉ có mệnh lệnh và sự trừng phạt. Gia đình cũng không phải là chỗ có thể chia sẻ, lắng nghe, tôn trọng. Các em sẽ bám víu vào đâu?

Sự trừng phạt, bạo lực của giáo viên, lại được sự đồng tình của gia đình càng tác động sâu sắc đến tâm lý học sinh. Các em sẽ đối phó và phòng vệ, có thể đè nén những uất ức giận dữ cho đến lúc nó bùng lên, không thể kiểm soát được thành những hành vi chống đối xã hội như đánh nhau, trộm cắp…


Thầy "thưởng"  trò bằng roi mây

Theo chuyên gia Thủy Hương, câu chuyện gia đình và lớp học bắt tay “thỏa thuận ngầm” trong việc đánh học sinh cũng thể hiện sự “bất lực kép” trong giáo dục. Bố mẹ không thể làm gì để con học chăm thì giao cho thầy: “Hư thầy cứ đánh”. Đến lượt thầy lại thể hiện sự bất lực của mình khi dùng đến bạo lực, roi mây, những lời chửi mắng.

Quan điểm cho rằng “thương cho roi cho vọt”, học sinh phải qua trường học mới nên người… ăn sâu vào truyền thống Việt khiến người thầy trở nên có quyền lực tối cao trong lớp học thay vì chỉ là người hướng dẫn học sinh. Bố mẹ cũng thỏa hiệp với sự đánh đập miễn là con em mình đạt kết quả cao như kỳ vọng.

Căng thẳng làm lớp học nhuốm màu bạo lực

Đằng sau sự giận dữ của người trợ giảng khi vung roi mây đánh học sinh là sự sợ hãi, sự căng thẳng.

“Chưa nói đến tình trạng thất nghiệp, mong muốn học sinh có kết quả cao để chứng tỏ trình độ của mình với nơi xin việc… của riêng giáo viên đó, thì những thầy cô giáo thời nay đang phải đối mặt với áp lực, sự căng thẳng cao độ trong công việc, điều chưa được chú trọng đúng mức” - chuyên gia tâm lý Thủy Hương nhận định.

Giáo viên chịu áp lực của việc thường xuyên tương tác với con người, liên tục phải chấp nhận những căng thẳng mà không thể bộc lộ, đồng thời luôn phải là hình mẫu lý tưởng để học sinh soi vào. Khi áp lực tinh thần ngày càng tăng, nặng nề, một lúc nào đó người ta không hiểu tại sao mình có thể quát em này, đánh em nọ. Học sinh cũng căng thẳng lây và trong lớp học nhuốm màu bạo lực.

“Thế nhưng, trong chương trình đào tạo và tập huấn giáo viên, thầy cô chưa từng được hướng dẫn về trí tuệ cảm xúc, cách nhận diện những cảm xúc tiêu cực, quản lý sự giận dữ… Trong các đợt bồi dưỡng hàng năm, thầy cô không hề được học kỹ năng thiết yếu là ứng phó với căng thẳng cá nhân và trong nghề nghiệp của mình, để luôn có thể bình an trước mặt học sinh” - chuyên gia tâm lý Thủy Hương chỉ ra lổ hỗng trong việc đào tạo giáo viên.          

Ở nước ngoài, người ta dạy giáo viên cách quản lý cảm xúc, căng thẳng, đưa thiền định, các kỹ thuật thở… vào nhà trường để giúp giáo viên đối phó với công việc áp lực của mình đồng thời giao tiếp lành mạnh hơn với học sinh.

Theo Kiến Thức



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.