Mẹo thông minh chỉ cách đối phó với trẻ nghịch ngợm, quậy phá

Trẻ sơ sinh thì rất dễ chăm sóc, nhưng đến lúc bé bắt đầu tập bò, tập đi thì mẹ sẽ đối mặt với các trò nghịch ngợm không ngừng của trẻ.

Trẻ sơ sinh thì rất dễ chăm sóc, nhưng đến lúc bé bắt đầu tập bò, tập đi thì mẹ sẽ đối mặt với các trò nghịch ngợm không ngừng của trẻ.

Dưới đây là 9 mẹo hay giúp "đánh lạc hướng" mỗi khi trẻ nghịch ngợm, nhờ đó công cuộc làm mẹ trở nên dễ dàng, an toàn và thong thả hơn.

1. Địu bé

Cái điệu chính là phát minh vĩ đại mỗi khi bạn cần phải đi đâu đó gấp, như là ghé qua chợ mua mớ rau hay đưa bé lớn đi học cho kịp giờ. Chỉ cần đơn giản là đặt bé êm ái vào cái địu và thế là xong! Không còn cảnh bé lúc thì cố trèo lên vai, lúc thì cứ bám vào chân mẹ để lê lết quanh nhà. Bạn có thể vừa chăm việc nhà vừa trông được bé rồi.

Mẹo thông minh chỉ cách đối phó với trẻ nghịch ngợm, quậy phá - Ảnh 1.

2. Hát lên

Hát (hoặc ru) chính là một cách rất hay để làm cho bé ngoan ngoãn. Con rất thích nghe giọng của mẹ (ngay cả khi mẹ hát không hay), nên sẽ chịu yên ắng và chăm chú để được nghe mẹ hát. Mẹo này đặc biệt hữu ích lúc cho bé ăn, khi mà bé cứ nhảy nhót không chịu để mẹ đưa muỗng cơm vào miệng. Lúc mẹ thay tã cho bé cũng nên áp dụng luôn nhé

3. Biến tấu thức ăn

Con nít rất mê những thứ mới lạ. Thay vì đồ ăn bình thường, mẹ hãy thử trình bày hay biến tấu nó dưới những hình thức khác. Một cách hoàn hảo để "đánh lạc hướng" con trước những muỗng cơm đầy ắp thức ăn bổ dưỡng chính là các món ăn được cắt nhỏ cỡ ngón tay, có thể cầm lên cho vào miệng ăn dễ dàng. Yêu cầu thức ăn phải nhỏ và mềm, và đừng cho bé ăn kiểu đồ ăn này khi đang di chuyển trên xe ô tô hoặc khi bạn không ở bên, để tránh trường hợp bé bị hóc nhé.

4. Thắt dây an toàn và đặt bé trên mặt bằng thấp

Mẹo thông minh chỉ cách đối phó với trẻ nghịch ngợm, quậy phá - Ảnh 2.

Nếu nhà đi ô tô, mẹ đừng bao giờ quên thắt dây an toàn cho bé. Bạn phải luôn phải hạn chế khả năng bé di chuyển trong những tình huống như vậy. Rất nhiều trường hợp bé rơi ngã từ trên bàn hay trên giường xuống khi cha mẹ đang loay hoay tìm cách để bé chịu nằm yên. Vậy nên, một chi tiết nhỏ cần thay thế đó là nên đặt tấm thảm hay chăn lên sàn nhà rồi cho bé nằm trên đó rồi thay tả nhé. Như thế sẽ an toàn hơn rất nhiều.

5. Thả đồ chơi vào giỏ đựng đồ giặt rồi đặt vào bồn tắm

Nếu bé thích chơi trong bồn tắm thì còn gì bằng nữa. Nhưng để an toàn, mẹ nên đặt rổ đựng đồ giặt vào trong bồn rồi cho bé tắm nhé. Vừa không thất lạc đồ chơi lúc thả trôi lềnh bềnh trong nước, vừa để bé có điểm tựa lúc đứng lên ngồi xuống nữa. Quan trọng nhất vẫn là đừng bao giờ để con chơi một mình dưới nước dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, các mẹ nhé!

6. Đưa cho bé một món đồ chơi

Mẹo thông minh chỉ cách đối phó với trẻ nghịch ngợm, quậy phá - Ảnh 3.

Khi cần con ngồi ngay ngắn hoặc nằm yên để mẹ thay tã? Hãy đưa cho bé một thứ đồ chơi nào đó. Nếu như đồ chơi không "quyến rũ" được bé thì hãy thử những thứ mà bé luôn ao ước được đụng vào mà thường ngày bạn không cho phép bé như điều khiển TV chẳng hạn. Cứ tìm những thứ có thể đánh lạc hướng bé để bé không quậy phá việc của mẹ nữa nhé.

7. Sử dụng quần tã

Dạng quần tã đang là một sự lựa chọn tuyệt vời cho các bố mẹ khi con quá hiếu động, nghịch ngợm. Với quần tã, bố mẹ có thể cho bé đứng mặc vào như quần vậy, khả năng thấm hút tốt giúp tã nhanh chóng khô ráo, tạo sự thoải mái cho trẻ khi nghịch ngợm.

8. TV luôn là một "vũ khí" lợi hại

Ai cũng biết là xem TV nhiều là không tốt, đặc biệt với trẻ em. Nhưng mà khi mẹ đang cần bé đứng yên để mặc quần áo, hoặc lúc cho bé uống thuốc hay lúc cắt móng tay cho bé thì TV lại chính là một chiêu cực kỳ hiệu quả.

9. Nhờ viện trợ

Và cuối cùng, không có gì tốt hơn một bàn tay thật để giúp đỡ bạn giữ một đứa nghịch ngợm. Lúc đó, bố sẽ là người đút đồ ăn vào để bé bị phân tâm, còn mẹ sẽ đảm nhiệm thay quần áo hoặc là lau nước mũi cho bé. Vậy nên, các mẹ đừng ngần ngại nhờ ai đó bên cạnh để làm bé sao lãng.

Theo Trí Thức Trẻ


Trẻ sơ sinh

chăm sóc trẻ

cách nuôi dạy trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.