Mỗi ngày trước khi ngủ mẹ chỉ hỏi con 2 câu này, đủ để con cảm ơn cả đời!

Tâm trạng của trẻ con nhìn có vẻ đơn giản nhưng nhiều lúc các bậc phụ huynh cũng không thể hiểu hết. Hãy thường xuyên hỏi con hai câu này để thấu cảm với con nhiều hơn.

Tâm trạng của trẻ con nhìn có vẻ đơn giản nhưng nhiều lúc các bậc phụ huynh cũng không thể hiểu hết. Hãy thường xuyên hỏi con hai câu này để thấu cảm với con nhiều hơn.

Việc giáo dục con cái luôn là vấn đề được nhiều cha mẹ quan tâm. Mong con trai hóa Rồng, mong con gái thành Phượng đều là ước mơ lớn của họ. Do vậy có rất nhiều người chấp nhận đánh đổi tất cả chỉ mong con khôn lớn và thành tài. Gần đây, cư dân mạng lan truyền nhau câu chuyện “Mẹ chỉ cần nói với con hai câu này trước khi ngủ, đủ để con cảm ơn cả đời!”.

Mỗi ngày trước khi ngủ mẹ chỉ hỏi con 2 câu này, đủ để con cảm ơn cả đời! - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Trong câu chuyện này, tác giả bài viết đã lấy kinh nghiệm của một người bạn và chia sẻ với mọi người làm thế nào để đồng cảm, thấu hiểu con trẻ. Chỉ có như vậy, con trẻ mới phát triển toàn diện và thành công trong tương lai. Tác giả viết, người bạn tên là Nana, cô có đứa con gái 6 tuổi rất ngoan và đáng yêu. Vì tương lai của con và những chi phí sinh hoạt trong gia đình, nên sau khi sinh con không bao lâu, Nana đã phải đi làm nên cô đã gửi con đến trường mẫu giáo.

Con gái Nana là cô bé ngoan và lễ phép, bé tự mặc quần áo, tự ăn cơm, cô giáo trong trường luôn dành những lời khen ngợi cho bé. Nhưng sau một thời gian, Nana cảm thấy con có những biểu hiện lạ lùng, cô bắt đầu tìm hiểu xem con gái đã xảy ra chuyện gì?

Mỗi ngày trước khi ngủ mẹ chỉ hỏi con 2 câu này, đủ để con cảm ơn cả đời! - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Lúc hỏi chuyện, cô bé không chịu trả lời, nhưng Nana vẫn cố hỏi cho bằng được. Đến cuối cùng, cô bé cũng chịu thú thật: “Trong lớp con có 3 bạn hay chọc con, họ còn lấy cả bút chì để đụng vào người con nữa”. Nghe xong Nana liền kiểm tra cơ thể của con và phát hiện có vài vết thương nhỏ trên người. Ngay giây phút này, Nana cảm thấy rất giận bản thân khi mình làm mẹ quá thất bại. Cô thầm nghĩ, cứ nghĩ vì tương lai của con nhỏ mà dốc sức làm việc cật lực, chỉ mong sao con được học đến nơi đến chốn, nhưng không ngờ khi con bị tổn thương cô lại không biết gì. Tự mình cố gắng như thế thì có ý nghĩa gì?.

Từ suy nghĩ này, Nana quyết định thay đổi cách chia sẻ với con. Cô nhận ra, khoảng thời gian vừa qua mình đã quá chủ quan mà quên mất con cần sự quan tâm đặc biệt hơn nữa. Vì vậy, cứ mỗi ngày trước khi đi ngủ, dù mệt mỏi thế nào cô cũng hỏi con 2 câu hỏi:

    1. “Hôm nay ở trường có gì vui không con? Kể mẹ nghe nhé, được không?”

Tâm lý của không ít đứa trẻ là sợ mẹ mắng. Nếu chúng thật sự bị bạn bè trêu chọc sẽ không dám nói cho mẹ nghe mà cứ im lặng giữ trong lòng. Nhưng nếu để ý, các mẹ sẽ thấy được cảm xúc thể hiện trên gương mặt chúng. Khị hỏi: “Hôm nay ở trường có gì vui không con?”, các mẹ hãy đừng quan tâm con trẻ có trả lời hay không mà hãy quan sát biểu hiện trên mặt của chúng có thay đổi hay không? Nếu như chúng thực sự bị trêu chọc, trên mặt sẽ có những biểu hiện kì lạ. Đây là lúc các mẹ hãy bình tĩnh gặng hỏi và kịp thời kết nối với chúng, giúp chúng kể mọi chuyện. Ngược lại, nếu như con trẻ không gặp phải khó khăn gì ở trường, thì câu hỏi thứ 2 sẽ giúp mẹ trả lời.

    Mỗi ngày trước khi ngủ mẹ chỉ hỏi con 2 câu này, đủ để con cảm ơn cả đời! - Ảnh 3.

    Ảnh minh họa

    2. “Hôm nay ở trường con học được những gì?”

Nếu như đứa trẻ đó không gặp bất cứ khó khăn gì, thì câu hỏi này của mẹ sẽ giúp chúng chia sẻ một ngày trải qua như thế nào? Khi nghe mẹ hỏi câu này, chúng sẽ kể hết những câu chuyện xảy ra ở trường học, đây là gọi là kinh nghiệm “từng trải” của chúng. Qua đây bạn sẽ hiểu được chúng đang hứng thú với điều gì và không thích điều gì. Hai câu hỏi này ngỡ tưởng đơn giản, nhưng đây là sự kết nối vô cùng quan trọng giữa mẹ và các con. Có thể bạn không để ý, nhưng hai câu này có thể giúp con bạn ngày càng mạnh mẽ hơn, chúng sẽ tự tin khi chia sẻ với bạn nhiều điều, tự mình sắp xếp mọi chuyện mà không phải lúc nào cũng nhờ đến mẹ. Với tư cách là một người mẹ, bạn sẽ yên tâm hơn, mới có thể tin chúng mỗi khi chúng nói: “Con không sao đâu mẹ!”

Theo Trí Thức Trẻ


Dạy con

Trẻ em

Cách nuôi dạy con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.