Ngày nào con trai cũng ngồi học tới nửa đêm mới xong dù không xem điện thoại, tivi, bố bí mật theo dõi thì phát hiện ra lý do

Không xem tivi, điện thoại trong phòng học nhưng cậu bé vẫn không thể tập trung làm bài, ngày nào cũng mãi tới khuya mới học xong.

Với những bé không tập trung, lười học và làm bài tập về nhà, cha mẹ sẽ rất đau đầu để kiểm soát con. Chúng sẽ có vô số những chiêu trò để không làm bài. Nào là đi uống nước, đi vệ sinh, mệt, đau đầu, đau bụng...

Một cậu bé ở Trung Quốc khiến cha mẹ sốt ruột vì cách học lề mề, ngày nào cũng tới nửa đêm chưa xong bài.

Ngày nào con trai cũng ngồi học tới nửa đêm mới xong dù không xem điện thoại, tivi, bố bí mật theo dõi thì phát hiện ra lý do-1
Bố vừa bước ra khỏi cửa phòng là cậu bé liền tập trung làm việc khác chứ không phải học.

Ngày nào cũng thấy con trai loay hoay với bài tập về nhà, bố mẹ cậu bé rất thắc mắc. Thấy con ngồi phòng riêng, hí hoáy viết, ghi, bố mẹ thấy lạ vì sao con chăm chỉ thế mà vẫn không hoàn thành được bài sớm. Trong phòng của con trai cũng không có tivi, không có điện thoại, nên cha mẹ bé càng khó hiểu tốc độ học "rùa bò" của con.

Một hôm, ông bố bí mật lắp camera trong phòng riêng của con để tìm hiểu nguyên nhân.

Ngày nào con trai cũng ngồi học tới nửa đêm mới xong dù không xem điện thoại, tivi, bố bí mật theo dõi thì phát hiện ra lý do-2
Nào nghịch nắm đấm cửa, vẽ lên tường, đi vệ sinh, đi lang thang trong phòng, cậu bé không hề tập trung cho việc học.

Qua màn hình camera, bố phát hiện, ngay khi đóng cửa phòng, cậu con trai ngoan ngoãn ngồi vào bàn học, chậm rãi viết vài chữ trên vở.

Nhưng ngay sau đó, cậu bé dừng viết, lấy tay nhịp nhịp vào tường rồi hát. Chán hát, cậu lại quay ra nghịch nắm đấm cửa, rồi quay lại bàn học, tiếp tục làm bài tập.

Chẳng bao lâu sau, ông bố lại thấy con trai ngừng học, lấy bút vẽ gì đó lên tường, rồi làm vài động tác vươn vai, tập thể dục cho giãn gân cốt.

Ngày nào con trai cũng ngồi học tới nửa đêm mới xong dù không xem điện thoại, tivi, bố bí mật theo dõi thì phát hiện ra lý do-3
Cậu bé liên tục làm việc riêng trong quá trình học.

Tiếp đến là màn ra toilet đi vệ sinh, trở lại phòng, ông bố tưởng con trai ngồi xuống bàn học nhưng hóa ra là cậu còn bận đi lang thang trong phòng cho khỏi buồn chân tay.

Theo tính toán của ông bố, trong 9 phút theo dõi qua camera, cậu con trai chỉ dành hơn 2 phút để học, còn ngoài ra là các hoạt động như đã nói ở trên.

Trẻ mất tập trung khi học, cha mẹ nên làm gì?

Với những trẻ lười học, dễ mất tập trung, để trẻ ngồi học một mình sẽ không hiệu quả. Tốt nhất, cha mẹ nên dành thời gian ngồi cạnh để giám sát và "ốp" con học đúng tiến độ.

Ngày nào con trai cũng ngồi học tới nửa đêm mới xong dù không xem điện thoại, tivi, bố bí mật theo dõi thì phát hiện ra lý do-4

Nói chuyện với con để tìm hiểu xem tại sao con mất tập trung khi học. Có thể bài tập về nhà quá sức với con khiến con không làm được và sinh ra chán nản. Cách giải quyết là cha mẹ giảng bài cho con hoặc có thể thuê gia sư để kèm cặp con học tốt hơn.

Làm thế nào để cải thiện hiệu quả học của trẻ?

Rút ngắn thời gian học

Trẻ em không thể tập trung và dễ nản khi phải suy nghĩ quá lâu, bởi vậy cha mẹ nên chia thời gian học từng môn, từng bài ngắn lại, phù hợp với con hơn. Sau khi hoàn thành xong bài tập môn nào đó, cho trẻ nghỉ 5-10 phút để bớt căng thẳng sau đó mới làm tiếp bài tập môn khác.

Tạo môi trường học tập lý tưởng

Điều cần thiết là cha mẹ phải tạo cho con một môi trường học yên tĩnh, không bị chi phối bởi tivi, âm thanh, điện thoại. Đây là điều kiện tiên quyết để giúp bé không bị mất tập trung khi học.

Giúp trẻ tìm ra quy luật học của riêng chúng

Mỗi trẻ sẽ có sở thích, thế mạnh ở mỗi môn học nên cha mẹ hãy tìm hiểu và tạo hứng khởi cho con. Hãy cho con làm những bài tập mà con thích làm trước.

Khi đã có đà học, trẻ sẽ dễ dàng vượt qua trạng thái chán học, tiếp tục hoàn thành bài tập của môn khác.


Theo ICTVietNam

Xem link gốc Ẩn link gốc http://ictvietnam.vn/ngay-nao-con-trai-cung-ngoi-hoc-toi-nua-dem-moi-xong-du-khong-xem-dien-thoai-tivi-bo-bi-mat-theo-doi-thi-phat-hien-ra-ly-do-22202025482945354.htm

phương pháp dạy con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.