Thạc sĩ loại Giỏi ở nước ngoài trượt công chức: Hoang mang sau khi thi!

Một số ứng viên trượt kì thi sát hạch công chức ở Hà Nội vừa qua khẳng định mình hoàn thành tốt bài thi nhưng điểm số công bố lại không đạt.

"Tôi rất muốn phúc tra bài thi nhưng theo quy định lại không được phép. Chính điều này làm tôi hoang mang bởi không hiểu liệu có tiêu cực gì ở việc sát hạch này hay không” - Đó là tâm sự của một Thạc sĩ tốt nghiệp loại Giỏi ở nước ngoài sau khi trượt kỳ thi sát hạch công chức Hà Nội vừa qua.

Một số ứng viên trượt kì thi sát hạch công chức ở Hà Nội vừa qua khẳng định mình hoàn thành tốt bài thi nhưng điểm số công bố lại không đạt. Trong khi đó ứng viên lại không có quyền phúc khảo bài thi sát hạch nên rất khó để kiểm tra lại.

Trao đổi với PV sáng 4/5, một ứng viên tên H. (ứng viên chưa muốn lộ diện vào thời điểm này), tốt nghiệp thạc sĩ loại Giỏi ở nước ngoài cho biết: Với bộ hồ sơ đã qua rất nhiều vòng xét duyệt, đề thi kiểm tra ở vòng sát hạch có 4 câu hỏi nhưng lại không có barem điểm. Trong số 4 câu hỏi thì có hai câu không nằm trong nội dung ôn tập mà Hội đồng kiểm tra sát hạch công bố trước đó. Đặc biệt là ở vòng phỏng vấn thì Hội đồng có 3 người nhưng không có giám sát, không ghi âm, và cũng không biết cho điểm thế nào.

“Hỏi đặt ra 3 câu hỏi đối với tôi: Câu thứ nhất: “Anh làm bài thi viết được bao nhiêu phần trăm?”, câu thứ hai: “Vị trí và chức năng của đơn vị mà anh dự tuyển?”, câu thứ ba: “Giới thiệu về bản thân”. Trả lời 3 câu này xong là đi ra. Tôi không hiểu kiểu phỏng vấn này nhằm mục đích gì? Đáng lẽ ra họ phải hỏi chuyên ngành tôi học, kinh nghiệm thực tiễn ra sao?...Đây mới là các vấn đề cần phải hỏi khi tuyển dụng” - ứng viên H. trải lòng.

Cũng theo ứng viên này, vị trí tuyển dụng của anh không có người cạnh tranh và chỉ cần đạt điểm sát hạch từ 50 trở lên là trúng tuyển. Anh rất bất ngờ khi làm bài tốt nhưng kết quả sát hạch lại dưới 50 điểm.

“Với phương pháp ôn tập có trọng tâm nên khi đi thi, tôi đã thành công, các câu hỏi đều nằm trong nội dung trọng tâm mình đề ra. Trong phần kiểm tra viết 60 phút có câu hỏi nằm ngoài nội dung ôn tập, nhưng tôi vẫn làm được, vì tôi đã từng đọc qua trong quá trình công tác trước đây. Tôi rất muốn phúc tra bài thi nhưng theo quy định lại không được phép. Chính điều này làm tôi hoang mang bởi không hiểu liệu có tiêu cực gì ở việc sát hạch này hay không” - ứng viên H. nói

Anh H. cũng chia sẻ: “Tôi có nhiều chứng chỉ và kinh nghiệm nhưng khi tham gia sát hạch lại không được Hội đồng đánh giá và coi ngang bằng với các ứng viên khác. Bên cạnh đó, tôi cũng là con gia đình chính sách nhưng cũng không được ưu tiên gì trong sát hạch”.

Một tình tiết được anh H. đưa ra, trong việc tiếp nhận công chức không qua thi trong kì thi tuyển dụng công chức có hai đối tượng: Thí sinh có thời gian công tác trên 5 năm; thí sinh đăng ký hồ sơ trong kỳ tuyển dụng công chức năm 2015. Theo thông báo số 570 của Hội đồng kiểm tra sát hạch thì cả hai đối tượng này đều phải qua kiểm tra sát hạch. Tuy nhiên, trong thông báo kết quả kiểm tra, sát hạch thì chưa thấy kết quả dành cho đối tượng có kinh nghiệm công tác trên 5 năm. Chuyện này rất khó hiểu.

Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu và thông tin thêm về vụ việc này.

Theo S.H/Dân trí


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.