- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Trả lời 2 câu hỏi "vì sao" về 1 quả quýt, người mẹ đã dạy cho con những bài học quá tuyệt vời
Trẻ con luôn học hỏi mọi thứ nhỏ nhặt từ chính cuộc sống hàng ngày và cách hiệu quả nhất để dạy con là làm mẫu và đối xử với chúng theo cách mà bạn muốn chúng đối xử với người khác.
Trẻ con luôn học hỏi mọi thứ nhỏ nhặt từ chính cuộc sống hàng ngày và cách hiệu quả nhất để dạy con là làm mẫu và đối xử với chúng theo cách mà bạn muốn chúng đối xử với người khác.
Trẻ con
luôn học hỏi mọi thứ nhỏ nhặt từ chính cuộc sống hàng ngày và cách hiệu
quả nhất để dạy bọn trẻ là làm mẫu và đối xử với chúng theo cách mà bạn
muốn chúng đối xử với người khác. Trước khi trẻ đến trường tiếp xúc với
bạn bè và xã hội thì chính gia đình là nơi đầu tiên để chúng biết học
cách yêu thương và trân trọng những người bên cạnh.
Các
bậc cha mẹ hãy cố gắng tranh thủ nắm bắt được thời cơ tốt để kết hợp
những câu chuyện thường ngày để dạy con những đạo lý ngấm sâu vào nội
tâm của trẻ. Cách đây không lâu, câu chuyện dạy dỗ những triết lý tuyệt
vời của người mẹ thông qua câu hỏi "vì sao" của cậu con trai đã khiến
các bậc phụ huynh phải suy nghĩ.
Các bậc cha mẹ nên nhớ kết hợp câu chuyện thường ngày để dạy con những đạo lý ngấm sâu vào nội tâm của trẻ (Ảnh: Internet)
Câu
chuyện kể về hai gia đình đưa những đứa trẻ đến công viên chơi. Người
lớn thì trò chuyện và chia sẻ cuộc sống với nhau, còn bọn trẻ thì đùa
nghịch xung quanh đó. Sau khi bọn trẻ thấm mệt, mẹ của một cậu bé gọi
đám nhóc lại uống nước và ăn hoa quả. Lúc đó, cậu bé cầm một trái quýt
nhưng không ăn vội, cậu quay sang hỏi mẹ: "Mẹ ơi, vì sao quả quýt lại cần phải bóc vỏ rồi mới được ăn ạ?"
Nghe câu hỏi của con, bà mẹ ngẫm nghĩ một lúc rồi trả lời: "Con
trai à, điều này nhắc nhở chúng ta rằng, khi làm bất cứ việc gì mình
đừng nghĩ rằng "không làm mà đòi được hưởng", phải có trả giá, phải cố
gắng làm việc mới có thành quả được con ạ". Cậu con trai dường như thẩm thấu được lời mẹ nói, rồi lại hỏi tiếp: "Vi sao quả quýt lại có nhiều múi thế này mà không phải là cả một quả nguyên vẹn hả mẹ?".
Mẹ cậu bé nhìn thẳng cậu bé và xoa đầu nói: "Là
bởi vì, những việc mà chúng ta cố gắng làm đều đạt được thành quả.
Nhưng thành quả này không thể hưởng thụ một mình mà phải biết chia sẻ
với người khác. Nếu như con đang có quả quýt, con có thể chia thành các
múi nhỏ để chia sẻ với người khác. Đây cũng là cách mà con chia sẻ niềm
vui của mình với những người yêu thương xung quanh con".
Ngay
sau khi nghe mẹ nói, cậu bé liền cầm quả quýt đã bóc vỏ chạy ra chỗ các
bạn đang chơi và chia cho mỗi người một múi và đứa trẻ nào cũng cười
tít mắt khi được cậu bé chia sẻ đồ ăn. Em gái của cậu bé thấy vậy liền
chạy đến bên mẹ và nói rằng: "Mẹ ơi,
con quyết định không ghét anh nữa, con cũng sẽ chia sẻ đồ ăn của mình
cho mọi người và làm một đứa trẻ vui vẻ và tốt bụng như anh vậy".
Trẻ con luôn cần sự chia sẻ và thấu hiểu của cha mẹ (Ảnh: Internet)
Sau khi câu chuyện được chia sẻ, nhiều bậc phụ huynh
cảm thấy bội phục với cách dạy dỗ tuyệt vời của người mẹ này. Tuy rằng,
vẫn còn một số phụ huynh vẫn chưa thể có cơ hội kết hợp những triết lý
vào cuộc sống đời thường của trẻ em nhưng vẫn còn nhiều cách khác. Bởi
vì trẻ nhỏ luôn có tư tưởng dựa dẫm và ỷ lại và ba mẹ khi được yêu
thương, nuông chiều. Để tránh tính cách và ngôn ngữ của cha mẹ ảnh hưởng
đến tâm lý của trẻ, các bậc phụ huynh cần lưu ý:
1. Đừng bao giờ "giận cá chém thớt"
Bất
kể công việc hay cuộc sống có nặng gánh hay áp lực thế nào thì khi ở
bên trẻ con phải cố gắng tỏ ra bình thường hoặc tạm quên đi nỗi lo lắng
ấy. Không được trút giận lên trẻ vì như thế sẽ khiến chúng cảm thấy
không được cha mẹ yêu thương mặc dù chúng không làm gì sai cả.
2. Đừng xem thường cảm xúc của chúng
Khi
chúng đang giận dỗi hay đang buồn, chứng tỏ chúng đang chất chứa tâm sự
trong lòng. Cha mẹ đừng thể hiện thái độ coi nhẹ hoặc nói với chúng
những câu như: "Không sao đâu", "Chuyện nhỏ mà", "Phải mạnh mẽ lên chứ con!",...
Nếu như cha mẹ vẫn dùng lời an ủi cứng rắn đó thì phải giải thích đầy
đủ cho trẻ hiểu. Cách tốt nhất là xem chúng như những người bạn, ngồi
bàn bạc tìm ra hướng giải quyết vấn đề cùng chúng.
3. Hãy xem vấn đề của trẻ là vấn đề của người lớn
Khi chúng hỏi rằng: "Mẹ ơi cái này làm thế nào?" hay những câu hỏi cần sự hỗ trợ của cha mẹ thì hãy tường tận giải thích cho chúng hiểu. Đừng trả lời như: "Cái này mà con cũng phải hỏi sao?", hay "Cái này con cũng không biết à?",
thì tâm hồn trẻ sẽ bị tổn thương ngay lập tức và chúng sẽ nghĩ rằng
mình không giỏi, không biết gì cả, có khoảng cách và cảm thấy sợ hãi
xung quanh.
4. Đừng bao giờ thất hứa với trẻ
Khi
đã nói điều gì với trẻ thì hãy suy nghĩ thật kĩ. Nếu thật sự làm được
thì hẳn hứa với chúng, vì trẻ con rất nhạy cảm. Chúng sẽ nhớ tất cả
những gì bạn nói. Hãy dành thời gian bên cạnh chúng nhiều hơn, nghe
chúng tâm sự, sau đó cùng tìm ra ý tưởng để chia sẻ, giúp đỡ trẻ. Đây
cũng là cách tăng cường sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái.
Giáo
dục gia đình là nền tảng thành tựu nên cả đời trẻ. Lúc trẻ còn ở tuổi
nhi đồng, cha mẹ cấp cho trẻ thứ gì thì tương lai trẻ sẽ tặng lại thứ
đó. Cho nên, các bậc cha mẹ, xin hãy đừng xem nhẹ lời nói và cử chỉ của
mình.
Theo Trí Thức Trẻ