15 phút cho con mỗi ngày, có quá khó?

Sinh ra trong một gia đình kinh tế khá giả, được mẹ chiều, nhưng Thanh lại thiếu sự quan tâm. Từ bé đến giờ, việc chăm sóc cậu được giao toàn quyền cho người giúp việc.

Sinh ra trong một gia đình kinh tế khá giả, được mẹ chiều, nhưng Thanh lại thiếu sự quan tâm. Từ bé đến giờ, việc chăm sóc cậu được giao toàn quyền cho người giúp việc.

Hết giờ học ở trường về nhà, cậu thường chơi một mình với rất nhiều thứ đồ chơi mẹ mua cho. Nếu có được trò chuyện với mẹ, cũng là qua máy vi tính. Cuộc sống tẻ nhạt đến mức khi ngồi đối diện bố mẹ, cậu cũng không thể nói lời nào, bởi điều bố mẹ cậu quan tâm không phải là cuộc sống riêng của cậu. Chính vì thiếu sự quan tâm của người lớn, cậu ngày càng trở nên cô đơn, không muốn đến trường.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đây cũng không phải là trường hợp cá biệt trong xã hội ngày nay, khi những đứa trẻ bị bỏ rơi trong chính gia đình của mình đang ngày càng tăng. Một cậu bé đã phải thốt lên: “Người mà tôi gọi là mẹ ấy có bao giờ quan tâm đến tôi đâu, lúc nào cũng lo kiếm tiền”.

Gia đình là cái nôi chắp cánh cho những thành công của con trẻ trong sự nghiệp và trên đường đời. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại đã lấy của phụ huynh quá nhiều thời gian, sức lực và tâm trí đến nỗi họ không có thời gian hoặc có rất ít thời gian dành cho con cái mình. Đây là một sai lầm phổ biến tác động trực tiếp đến thế hệ trẻ. Bởi điều này dẫn đến một hệ lụy là rất nhiều trẻ hiện nay cảm thấy cô đơn ngay trong chính gia đình của mình. Có những đứa trẻ trở nên khó gần, ngang bướng, thậm chí có nhiều hành vi lệch chuẩn, dễ bị những thói xấu tác động hoặc có những hành vi sai lầm đáng tiếc.

Nhiều chuyên gia cho rằng, ngay cả việc nuôi dạy con cái hiện nay, các gia đình cũng đã nhìn nhận rất sai khi chỉ bó hẹp trong việc học hành của con và nghĩ rằng một đứa con ngoan là luôn mang về điểm 10 và danh hiệu học sinh giỏi mà quên mất việc giáo dục cho con mình cách ứng xử, cách đối nhân xử thế... mới là quan trọng. Do đó, các nghiên cứu đã đúc kết ra: Để phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục con trẻ thì trước hết các bậc làm cha mẹ phải coi việc dạy dỗ con ở nhà là một trong những nhiệm vụ lớn. Mỗi ngày, bố mẹ hãy tạm gác những công việc của mình, bớt ra khoảng 10 - 15 phút để trò chuyện và chia sẻ cùng con. Bên cạnh đó, phải nâng cao kiến thức, tìm hiểu những thay đổi cơ thể, tâm sinh lý của con mình, tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp với từng đứa trẻ ở từng giai đoạn trưởng thành. Bố mẹ cần thay đổi nhận thức và có những ứng xử tình cảm thích hợp, giao tiếp nhiều hơn với con, lắng nghe và thấu hiểu chia sẻ với con, đó cũng là điều chính những đứa trẻ đang mong muốn.

Theo Kinh tế&Đô thị


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.