- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
5 cách phạt con khoa học, trẻ nghe "răm rắp" mọi gia đình phải biết
Đánh con hay mắng con không mang lại hiệu quả mà thậm chí còn phản tác dụng.
Đánh con hay mắng con không mang lại hiệu quả mà thậm chí còn phản tác dụng.
Tiến sĩ Daniel Siegel, tác giả một cuốn sách rất nổi tiếng về nuôi dạy trẻ từng nói: "kỷ luật trẻ là để giảng dạy, không phải trừng phạt". Tất cả các ông bố bà mẹ khi kỷ luật con, đều với mong muốn bé hiểu ra lỗi sai, từ đó không tái phạm. Nhưng làm thế nào thì hiệu quả?
Đánh con hay mắng con không phải là cách kỷ luật trẻ đúng đắn? Đó chỉ là cách giúp cha mẹ giải phóng cảm xúc của bản thân nhưng lại khiến trẻ phải chịu đau đớn, cảm thấy bị sỉ nhục, coi thường, xấu hổ.
Xin mách cha mẹ những cách phạt con khoa học, không cần quát mắng vẫn khiến trẻ nghe lời răm rắp, không dám “tái phạm”
Khi trẻ ném đồ chơi lung tung, làm hỏng đồ chơi
Nếu con làm điều gì đó sai, mẹ nên để bé tự trải nghiệm hậu quả của hành vi đó. Không cần phải thuyết giáo quá nhiều. Ví dụ như nếu bé ném đồ chơi lung tung và bạn yêu cầu con nhặt lên nhưng bé không chịu, cách kỷ luật tốt nhất đó là bé sẽ không được chơi hay thậm chí chạm vào món đồ đó trong một khoảng thời gian nhất định, 1 tuần hoặc 1 tháng tùy mức đó. Trẻ sẽ tự hiểu được việc phải biết trân quý đồ dùng trong nhà.
Tương tự, nếu con đã cố tình làm hỏng đồ chơi, đương nhiên, con sẽ không còn có được món đồ chơi đó một lần nữa.
Khi trẻ biếng ăn, không chịu ăn
Trẻ cần biết ăn và được ăn là một đặc ân, một niềm vui chứ không phải một sự đổi chác, đe dọa hay thậm chí nịnh nọt van xin từ mẹ. Với trẻ kén ăn, ăn chọn lọc, mẹ có thể nói với con đơn giản “Con không cần phải ăn hết tất cả các món ăn có trên bàn, tuy nhiên món nào con cũng phải thứ, và nếm ít nhất một miếng”.
Với trẻ dứt khoát không ăn bất cứ thứ gì, mẹ có thể chiều theo ý trẻ, để con được có cơ hội trải nghiệm cảm giác đói 1 thậm chí 2,3 bữa. Bé sẽ tự nhận ra bài học.
Khi trẻ không hoàn thành công việc mẹ giao vì mải xem tivi/ chơi đùa
Trong trường hợp trẻ không hoàn thành “trách nhiệm”, mẹ có thể tước đi của con một “quyền” nào đó. Ví dụ trẻ không làm bài tập về nhà đúng giờ, mẹ có thể không cho bé xem tivi vào các buổi tối. Như vậy, bé sẽ hiểu ra rằng khi con không hoàn thành trách nhiệm của mình, thì con cũng không được phép làm những điều mình thích.
Trước hết cần nhắc cha mẹ, đừng cố kiềm chế rồi sau đó đột ngột quát con khiến bé hoảng sợ. Chúng ta nhìn thấy con chạy nhảy và cảm thấy rất bực mình, tuy nhiên cố gắng phớt lời. Tiếp theo sau đó, bạn lại thấy bé đang lục tung hộp trang điểm của mẹ, và sau đó hét to “Con làm gì thế, thôi ngay”. Trẻ sẽ không thể hiểu nổi vì sao phút trước mẹ còn rất nhẹ nhàng thoải mái, phút sau đã quát ầm ĩ.
Thay vào đó, mẹ nên nhẹ nhàng ra quy tắc với con ngay từ ban đầu “Nếu con chạy nhảy, quậy phá, mẹ sẽ bắt con đứng úp mặt góc tường từ 5 đến 15 phút”. Với cách làm này, trẻ sẽ có thời gian bình tĩnh lại, đồng thời cũng ý thức được là đang bị phạt nên sẽ không dám chạy nhảy nữa.
Khi trẻ đánh nhau, cãi nhau với bạn bè, có thái độ không đúng mực với người lớn
Đừng ép buộc con phải xin lỗi hay mắng phạt con ngay lúc đó. Trẻ mới cãi nhau hay có thái độ không đúng mực thường tâm lý vẫn đang rất nóng giận, bức xúc. Nếu mẹ phạt con sẽ càng chỉ khiến bé thêm ức chế, nảy sinh tâm lý chống đối.
Thay vào đó, hãy để trẻ một mình, yêu cầu con ngồi trong một căn phòng trống trong khoảng 15-30 phút tùy độ tuổi. Khi đã nguôi cơn giận dữ, bé sẽ bình tĩnh lại, từ đó suy nghĩ thấu đáo hơn về hành động của mình, nhận ra sai lầm.
Sau khoảng thời gian ấy, mẹ có ngồi nói chuyện và phân tích đúng sai cho con cũng sẽ “ngấm” hơn rất nhiều.
Tiến sĩ Daniel Siegel, tác giả một cuốn sách rất nổi tiếng về nuôi dạy trẻ từng nói: "kỷ luật trẻ là để giảng dạy, không phải trừng phạt". Tất cả các ông bố bà mẹ khi kỷ luật con, đều với mong muốn bé hiểu ra lỗi sai, từ đó không tái phạm. Nhưng làm thế nào thì hiệu quả?
Đánh con hay mắng con không phải là cách kỷ luật trẻ đúng đắn? Đó chỉ là cách giúp cha mẹ giải phóng cảm xúc của bản thân nhưng lại khiến trẻ phải chịu đau đớn, cảm thấy bị sỉ nhục, coi thường, xấu hổ.
Xin mách cha mẹ những cách phạt con khoa học, không cần quát mắng vẫn khiến trẻ nghe lời răm rắp, không dám “tái phạm”
Khi trẻ ném đồ chơi lung tung, làm hỏng đồ chơi
Nếu con làm điều gì đó sai, mẹ nên để bé tự trải nghiệm hậu quả của hành vi đó. Không cần phải thuyết giáo quá nhiều. Ví dụ như nếu bé ném đồ chơi lung tung và bạn yêu cầu con nhặt lên nhưng bé không chịu, cách kỷ luật tốt nhất đó là bé sẽ không được chơi hay thậm chí chạm vào món đồ đó trong một khoảng thời gian nhất định, 1 tuần hoặc 1 tháng tùy mức đó. Trẻ sẽ tự hiểu được việc phải biết trân quý đồ dùng trong nhà.
Tương tự, nếu con đã cố tình làm hỏng đồ chơi, đương nhiên, con sẽ không còn có được món đồ chơi đó một lần nữa.
Khi trẻ biếng ăn, không chịu ăn
Trẻ cần biết ăn và được ăn là một đặc ân, một niềm vui chứ không phải một sự đổi chác, đe dọa hay thậm chí nịnh nọt van xin từ mẹ. Với trẻ kén ăn, ăn chọn lọc, mẹ có thể nói với con đơn giản “Con không cần phải ăn hết tất cả các món ăn có trên bàn, tuy nhiên món nào con cũng phải thứ, và nếm ít nhất một miếng”.
Với trẻ dứt khoát không ăn bất cứ thứ gì, mẹ có thể chiều theo ý trẻ, để con được có cơ hội trải nghiệm cảm giác đói 1 thậm chí 2,3 bữa. Bé sẽ tự nhận ra bài học.
Khi trẻ không hoàn thành công việc mẹ giao vì mải xem tivi/ chơi đùa
Trong trường hợp trẻ không hoàn thành “trách nhiệm”, mẹ có thể tước đi của con một “quyền” nào đó. Ví dụ trẻ không làm bài tập về nhà đúng giờ, mẹ có thể không cho bé xem tivi vào các buổi tối. Như vậy, bé sẽ hiểu ra rằng khi con không hoàn thành trách nhiệm của mình, thì con cũng không được phép làm những điều mình thích.
Khi trẻ chạy nhảy linh tinh, cố tình nghịch phá
Trước hết cần nhắc cha mẹ, đừng cố kiềm chế rồi sau đó đột ngột quát con khiến bé hoảng sợ. Chúng ta nhìn thấy con chạy nhảy và cảm thấy rất bực mình, tuy nhiên cố gắng phớt lời. Tiếp theo sau đó, bạn lại thấy bé đang lục tung hộp trang điểm của mẹ, và sau đó hét to “Con làm gì thế, thôi ngay”. Trẻ sẽ không thể hiểu nổi vì sao phút trước mẹ còn rất nhẹ nhàng thoải mái, phút sau đã quát ầm ĩ.
Thay vào đó, mẹ nên nhẹ nhàng ra quy tắc với con ngay từ ban đầu “Nếu con chạy nhảy, quậy phá, mẹ sẽ bắt con đứng úp mặt góc tường từ 5 đến 15 phút”. Với cách làm này, trẻ sẽ có thời gian bình tĩnh lại, đồng thời cũng ý thức được là đang bị phạt nên sẽ không dám chạy nhảy nữa.
Khi trẻ đánh nhau, cãi nhau với bạn bè, có thái độ không đúng mực với người lớn
Đừng ép buộc con phải xin lỗi hay mắng phạt con ngay lúc đó. Trẻ mới cãi nhau hay có thái độ không đúng mực thường tâm lý vẫn đang rất nóng giận, bức xúc. Nếu mẹ phạt con sẽ càng chỉ khiến bé thêm ức chế, nảy sinh tâm lý chống đối.
Thay vào đó, hãy để trẻ một mình, yêu cầu con ngồi trong một căn phòng trống trong khoảng 15-30 phút tùy độ tuổi. Khi đã nguôi cơn giận dữ, bé sẽ bình tĩnh lại, từ đó suy nghĩ thấu đáo hơn về hành động của mình, nhận ra sai lầm.
Sau khoảng thời gian ấy, mẹ có ngồi nói chuyện và phân tích đúng sai cho con cũng sẽ “ngấm” hơn rất nhiều.
Theo Khám phá