'Chiêu' hiệu quả trị thói cứng đầu ở trẻ

Hành xử như thế nào khi con quá cứng đầu hay khó bảo là điều khiến bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng trăn trở. Không thể quát mắng, áp đặt con mãi, cách xử trí của một phụ huynh là nữ phóng viên dưới đây có thể giúp ích phần nào các cha mẹ.

Hành xử như thế nào khi con quá cứng đầu hay khó bảo là điều khiến bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng trăn trở. Không thể quát mắng, áp đặt con mãi, cách xử trí của một phụ huynh là nữ phóng viên dưới đây có thể giúp ích phần nào các cha mẹ.

Wendy Wisner là phóng viên của trang Scary Mommy. Cô là mẹ của hai bé trai vô cùng tinh nghịch. Các bài báo của cô còn xuất hiện trên tạp chí trẻ em như Babble, The Washington Post, The Huffington Post... xoay quanh việc nuôi dạy con được nhiều phụ huynh đồng tình. Dưới đây là chia sẻ của cô:

doi-pho-voi-tre-buong-binh-11.jpg
 Trẻ cứng đầu luôn khiến nhiều phụ huynh phiền lòng. Ảnh minh họa internet.

"Chúng ta đều biết, trẻ con rất hiếu thắng. Chúng sẵn sàng tranh cãi với bất kì ai vì bất cứ chuyện gì cho đến lúc giành được phần thắng. Tôi sẽ chia sẻ với các bạn đoạn hội thoại giữa tôi với cậu con trai bướng bỉnh, các bạn sẽ hình dung ra được trẻ con ngoan cố đến mức nào:

Tôi: Sao mãi mà con không ăn cơm?

Con: Vâng ạ, sao mẹ gọi con?

Tôi: Mẹ đã gọi con 5 lần rồi đấy

Con: Nhưng con không nghe, mẹ phải nói to lên chứ!

Tôi: Có đồng hồ ở máy tính đấy, con có thể tự xem được mà.

Con: Nhưng cái đồng hồ này bị sai, mẹ phải chỉnh nó đi!

Tôi: Chỗ máy nghe nhạc DVD cũng có đồng hồ mà con yêu.

Con: Có nhưng nó mờ lắm, con không thể nhìn thấy gì.

Rồi nó vẫn đến bên bàn ăn, nhưng tôi có thể nhìn thấy sự tức giận ẩn sâu qua thái độ ấy mặc dù thằng bé biết rõ là tôi đúng. Anh chàng có vẻ như đã chuẩn bị sẵn cả triệu lí do để đối đáp lại, để cố cho là tôi sai, với chàng ta thì việc thua cuộc trong một cuộc tranh luận nào đấy như là nhìn thấy địa ngục.

Đến đây chắc nhiều bạn sẽ hỏi tôi tại sao không dùng hình phạt nào đấy để dạy con? Nhưng tôi lại có cách dạy con kiểu khác.

Đôi khi con hay tranh luận với mình và luôn đưa ra những lí lẽ để phản bác lại ý kiến của mình. Những lúc như vậy, tôi không kỷ luật con, bởi tôi muốn biết con suy nghĩ được những gì sau mỗi lần tranh luận. Nhiều khi, tôi cố tình để con chiến thắng và chấp nhận mọi lập luận của con.

Ngược lại, tôi chỉ muốn rèn luyện con trong nhiều hoàn cảnh để con biết rằng thế giới xung quanh con luôn biến đổi linh hoạt. Bạn hãy tin rằng làm như vậy sẽ không khiến con bạn hư hỏng đâu, mà đó là cách để con được sống với quan điểm của mình.

Nếu con bạn cũng bướng bỉnh như vậy, bạn đừng cố tranh luận với con. Hãy thương lượng, giảng giải cho chúng hiểu, bởi bạn càng tranh luận càng khiến con càng ngày càng ương bướng, cứng đầu. Hãy cố thay đổi chủ đề hoặc hướng con chuyển sang một trò đùa gì đấy để con không còn tập trung vào cuộc tranh luận kia nữa.

Đôi khi, những cuộc tranh luận lại biến con thành những “luật sư” nhí. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức lớn với các bậc cha mẹ. Nếu bạn quan sát kĩ, những lúc như vậy, con thường nhíu mày, nắm tay, run rẩy như đang lo sợ. Chính vì thế, bạn cũng nên để ý đến tâm lí của con, tránh làm tổn thương con.

Theo Phụ nữ Việt Nam


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.