- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Con đến tuổi phải dạy làm việc nhà và bạn sẽ thấy điều kì diệu vào một ngày không xa
Bạn đã sẵn sàng hướng dẫn con làm việc nhà hay chưa?
Bạn đã sẵn sàng hướng dẫn con làm việc nhà hay chưa?
Mỗi khi bảng công việc trong nhà trẻ có thể làm của chuyên gia
Montessori được chia sẻ trên Facebook, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn khá bất
ngờ, hoài nghi khi biết ở độ tuổi của con, con có thể làm được rất nhiều
việc phù hợp.
Việc cho trẻ làm việc nhà
là hoàn toàn hợp lí và không có gì gọi là phi thực tế. Vấn đề duy nhất
là những yếu tố mâu thuẫn xuất phát từ bố mẹ. Bạn biết không, một cách
tự nhiên, trẻ em luôn bị lôi cuốn bởi những nhiệm vụ và mục tiêu được
xác định rõ ràng. Chúng thích cảm giác là người quan trọng đối với bố mẹ
và biết rằng những đóng góp của mình với việc nhà sẽ tạo nên sự khác
biệt. Trong khi hầu hết trẻ em sẽ phản kháng lại lịch làm việc nhà vừa
được đưa ra, nhưng sẽ nhanh chóng vào guồng, và thực hiện mà không có
bất kì lời phàn nàn nào (cũng có vài trường hợp ngoại lệ là vừa làm vừa
lầm bầm: "Tại sao con phải làm").
Một
số phụ huynh tạo ra những giải thưởng như một sự khích lệ trẻ nhỏ,
nhưng vài người khác lại muốn trẻ biết rằng, làm việc nhà là một điều
nên làm của bất kì một thành viên nào trong gia đình. Cho dù cách tiếp
cận của bạn là như thế nào, điều quan trọng là đảm bảo trẻ sẽ làm công
việc đó khi ở nhà. Bạn sẽ rất bất ngờ khi biết con có những cách giải
quyết tình huống tuyệt vời.
Việc nhà theo từng độ tuổi của trẻ
Theo
thời gian, ý nghĩa của việc làm việc nhà sẽ theo con vươn xa đến ngoài
xã hội. Những việc tuy vặt vãnh, nhỏ nhặt nhưng lặp đi lặp lại thường
xuyên sẽ giúp trang bị kĩ năng thực tế, giúp trẻ sớm hình thành tính
cách độc lập. Một lúc nào đó, con sẽ cảm thấy thoải mái khi chia sẻ công
việc với người đồng hành (chồng/vợ/bạn bè), chứ không phải là làm vì
nghĩa vụ, làm một cách thụ động. Đồng thời, nó sẽ giúp trẻ nhận ra năng
lực bản thân và hiểu được rằng làm việc chăm chỉ sẽ mang đến nhiều lợi
ích khác trong cuộc sống.
"Việc nhà" đôi khi bị
hiểu theo một cách tiêu cực, nghe có vẻ lỗi thời, nhưng lại là một
trong những điều quan trọng nhất bạn mang đến cho con, hơn cả việc đưa
con học múa, học võ... Dạy con cách làm, làm thế nào để chịu trách
nhiệm, góp sức như một thành viên trong gia đình và kết quả là bạn sẽ
dạy được một người lớn tiếp tục làm những công việc quan trọng đó.
Một
điều quan trọng bố mẹ cần nhớ khi hướng dẫn con làm việc nhà, đó là hãy
nhẹ nhàng chỉ dạy con, đừng cáu gắt, điên tiết khi con làm chưa tốt.
Phản ứng của bạn là yếu tố quyết định con có muốn và tiếp tục, yêu thích
công việc nhà hay không đấy.
Theo Trí Thức Trẻ