Con nhất quyết "trồng gà", "rửa gạo", lỗi là của cha mẹ

Cha mẹ luôn bao bọc và chăm chút quá kĩ không phải lúc nào cũng là tốt cho con. Trái lại, điều đó khiến nhiều trẻ bị phụ thuộc, ỉ lại và thiếu kỹ năng sống.

Cha mẹ luôn bao bọc và chăm chút quá kĩ không phải lúc nào cũng là tốt cho con. Trái lại, điều đó khiến nhiều trẻ bị phụ thuộc, ỉ lại và thiếu kỹ năng sống.

Nhiều phụ huynh cứ than phiền những đứa trẻ đã học tới cấp 2, cấp 3 là học sinh giỏi nhiều năm liền nhưng lại quá ngây ngô với những điều quá đơn giản. 

Thậm chí như củ khoai lang không biết là củ gì, đàn gà trong vườn cứ ngỡ TRỒNG mà có, vo gạo lại thành "rửa gạo" đến việc không biết mắc màn, giặt bộ đồ hay nấu nồi cơm…

Và còn nhiều em chưa biết tới con ngan, con ngỗng hay con gà có mấy chân, con trâu, con bò có mấy cái sừng… Các bậc phụ huynh thường xuyên đổ lỗi do các cháu học quá nhiều không còn thời gian để học những điều đơn giản ấy. 

Nhưng để trẻ thiếu kĩ năng sống như vậy, trước hết là lỗi của cha mẹ luôn bao bọc con và bao bọc quá kĩ. Cha mẹ luôn dành lấy hết những công việc để làm, không cho trẻ đụng tay, đụng chân vào việc gì, mới ra nông nỗi ấy. 

Ở trường, ngay từ lớp 1, học sinh đã được học môn Tự nhiên và Xã hội, thời lượng cũng 3 tiết (kể cả tiết bổ sung) các em đã biết, đã hiểu về các con vật như con chim, con cá, con tôm, con mèo, con gà…. về các loại cây như cây gỗ, cây rau…

Lên học lớp 2, lớp 3 cũng những chủ điểm ấy nhưng học ở mức độ nâng cao hơn như biết được cây nào sống trên cạn, cây nào sống dưới nước, các loại rễ, cây lấy quả và lấy củ... hiểu thêm về động vật nuôi con bằng sữa mẹ, những con vật có lông mao, lông vũ… biết được vì sao gọi củ su hào, củ cà rốt…

Học là học thế, dù học nhiều cũng chỉ là lý thuyết nhưng về nhà thì sao? Mẹ nấu ăn, con xuống bếp phụ mẹ nhặt rau, bóc hành… có phụ huynh quát con: “lên nhà không vướng chân”, ăn uống xong, có em muốn phụ mẹ dọn dẹp nhưng nhiều gia đình nói: “Lên mà học đi, không phải việc của con” vì đã có ô sin lo hết rồi.

Có em tò mò hỏi mẹ những thắc mắc của mình, nhiều khi không được trả lời thỏa đáng còn bị la là “Hỏi gì mà hỏi lắm thế, nhiều chuyện”… Nhiều em, tối ngủ đến mắc màn, bố mẹ cũng dành làm hết, quần áo bẩn cũng không biết mang ra chậu giặt…

Chẳng thế mà có người bạn đồng nghiệp, con vào Đại học đã xin nghỉ mấy ngày vào trong Sài Gòn để tập cho cô bé 18 tuổi mắc màn trước khi đi ngủ vì từ trước đến nay chưa hề phải làm, tập cho con cách giặt đồ từ việc ngâm xà bông, dùng bàn chải chà chỗ bẩn đến xả mấy nước và vắt như thế nào, rồi chuyện nhặt rau, luộc rau, nấu cơm…


Trẻ cần được tạo điều kiện để học và trải nghiệm các kỹ năng cần thiết. (Ảnh minh họa)

Ba mẹ luôn bao bọc con, dành hết những công việc lẽ ra của chúng mà làm. Lúc nào cũng sợ con không làm được, lúc nào cũng muốn dành thì giờ để con học bài vì nhiều ba mẹ quá kì vọng vào con mình.

Hãy cứ nhìn những đứa trẻ con nhà nghèo, chúng phải tự lập làm mọi việc từ nhỏ nên cái gì cũng nhanh nhẹn và làm rất giỏi. Những đứa trẻ sống trong sự bao bọc của ba mẹ thì có ở nông thôn cũng không khá hơn gì.

Một phụ huynh của lớp tôi chủ nhiệm, cứ tới ngày con chị làm trực nhật quét lớp, chị thường đi sớm và làm cho con. Nghe nói ở nhà chị thường xuyên đút cơm cho con ăn, đi vệ sinh cũng mẹ theo bên mình mặc dù bé đã học tới lớp 3. 

Hậu quả của việc làm thay con, cậu bé lên trường đau bụng cũng không thể tự đi vệ sinh, không biết thắt chiếc khăn quàng, không biết cầm cả cây chổi…

Đâu cần hè cho con về nông thôn để chúng học và hiểu những kiến thức đơn giản như thế, có gia đình không có quê ở vùng nông thôn hoặc quê quá xa thì sao. 

Rèn kĩ năng sống cho trẻ là hãy để các con tự làm tất cả những việc vừa sức với chúng, khuyến khích con cùng mẹ làm bếp, làm vườn, quét dọn nhà cửa, và tự chăm sóc mình. Thông qua những cuốn truyện, phim ảnh, sách báo nhất là intenet bạn muốn dạy trẻ điều gì mà chẳng được.

Theo Phan Tuyết/GDVN



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.