- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Học cách dạy con đáng nể của một trong những Tổng thống vĩ đại nhất nước Mỹ
Không chỉ là một người lãnh đạo lỗi lạc, tổng thống Mỹ Abraham Lincoln còn được biết đến như là một người cha với cách nuôi dạy con cái vô cùng đáng nể phục.
Không chỉ là một người lãnh đạo lỗi lạc, tổng thống Mỹ Abraham Lincoln còn được biết đến như là một người cha với cách nuôi dạy con cái vô cùng đáng nể phục.
Vị tổng thống thứ 16 của Mỹ - Abraham Lincoln có
4 cậu con trai. Dù là người lãnh đạo cao nhất của quốc gia, một vị tổng
thống vĩ đại, bận trăm công nghìn việc, lo nghĩ đủ thứ và thường được
biết đến với vai trò này nhưng Abraham Lincoln còn để lại dấu ấn như một
người cha trong gia đình với những quan niệm dạy con tuyệt vời.
“Tuổi thơ trôi qua như một cơn gió vì
vậy hãy để những đứa trẻ thực sự là những đứa trẻ và trân trọng thời
gian của bạn bên các con”
Trước khi phong cách nuôi con theo kiểu “thả rông” (free-range
parenting) - chỉ cách nuôi con theo kiểu tự do - xuất hiện, Tổng thống
Abraham Lincoln đã áp dụng cách thức này đối với các con của mình.
Abraham là một ông bố dễ tính, ông tiếp cận các con theo tiêu chí “để
trẻ con là trẻ con”, tin tưởng các con, cho phép chúng được tự do nhất
có thể. Hai người con trai của ông, Tad và Willie thường tận dụng lợi
thế “dễ tính” của cha để làm điều mình muốn.
Gia đình với vợ và những cậu con trai của vị tổng thống lỗi lạc Abraham Lincoln.
Trong cuốn sách White House Kids: The Perks, Pleasures, Problems and
Pratfalls of the Presidents’ Children, tác giả Joe Rhatigan đã kể lại
những trò đùa tinh nghịch của 2 con trai Tổng thống Lincoln. Một lần,
Tad và Willie kéo tất cả chuông trong nhà Trắng, đồng thời triệu tập tất
cả các thành viên nội các, thư ký, nhân viên và gây náo loạn. Lần khác,
2 cậu bé tạo nên một “bãi chiến trường” từ sơn và màu vẽ được mang tới
Nhà Trắng để vẽ chân dung Tổng thống. Và mọi người đều nhớ rằng đã không
hề có bất kì hình phạt nào cho những trò nghịch ngợm của 2 cậu bé.
Ngài Linconn còn cho phép cậu con trai Tad làm gián đoạn các cuộc họp quan trọng và chính ông cũng sẵn sàng hủy buổi làm việc với các vị tướng khi con muốn đi chơi xe ngựa: “Niềm vui của tôi đó là nhìn thấy các con được tự do, hạnh phúc và không bị trói buộc bởi những luật định nghiêm khắc của cha mẹ”.
Với vô vàn nỗi lo về việc quốc gia
luôn đè nặng trên vai, dành thời gian vui chơi cùng các con giúp ông có
thể tạm quên đi những gánh nặng đó và đem lại cảm giác thư giãn tuyệt
đối, dù chỉ là chơi đùa trên sàn nhà hay đuổi bắt ngoài trời.
“Xin
thầy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm
vui chiến thắng” – bức thư huyền thoại gửi thầy giáo của con
Abraham từng viết một bức thư gửi thầy hiệu trưởng
nơi con ông đang theo học với ước mong: “Xin thầy hãy dạy cho con tôi”,
mà đến tận hơn hai trăm năm sau, bức thư vẫn là một đề tài để mọi người
bàn luận, suy ngẫm và chiêm nghiệm, một bức thư nổi tiếng trên toàn thế
giới. Nội dung bức thư chứa đựng những giá trị nhân văn, những quan
niệm sống quý báu mà bất kỳ ai, đặc biệt là những bậc cha mẹ cũng đều
nên đọc.
Bức thư huyền thoại của Abraham vẫn được nhớ và nhắc đến hàng năm, đặc biệt là mỗi dịp tựu trường.
"Kính gửi thầy,
“…Xin
thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố
thì ở đâu đó sẽ có những con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia
ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm.
Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đô la kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với 5 đô la nhặt được trên hè phố...
Xin thầy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.
Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ.
Xin
dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho
cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những
kẻ dễ bị đánh bại nhất...
Xin
hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách... nhưng cũng cho
cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc
sống: Đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng
và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh..."
Làm gương cho những gì bạn muốn dạy con
Khi
con cư xử chưa ngoan hay mắc lỗi, nhiều bố mẹ thường có xu hướng sẽ
mắng hoặc đánh con, nhưng đó lại không phải là cách mà vị Tổng thống vĩ
đại chọn. Mắng hoặc đánh con có thể mang lại hiệu quả tức thì, thế nhưng
nếu xét về tính lâu dài thì nó lại gây hại. Trẻ thường bắt chước những
gì người lớn làm, tính cách và cách cư xử của trẻ trong cuộc sống sau
này được hình thành và phụ thuộc rất nhiều vào hành động của bố mẹ,
trong trường hợp này cũng vậy. Nếu bố mẹ mắng mỏ hay đánh con hay cãi
nhau trước mặt con, trẻ cũng sẽ học theo và cho rằng đó là giải pháp cho
mọi mâu thuẫn.
Đó là lý do vì sao trong suốt thời
gian sống tại Nhà Trắng, mọi người không mấy khi nghe Abraham mắng mỏ
hay to tiếng với vợ và con. Khi được hỏi lý do vì sao ông không bao giờ
làm vậy, ông đã giải thích rằng ông muốn là một tấm gương tốt cho con
và rằng: “Nếu bạn biết nó không mấy ảnh hưởng đến tôi và nó tốt thế nào
cho vợ con tôi, thì bạn sẽ không tự hỏi tại sao tôi im lặng như thế”.
Phải kiên quyết và cứng rắn lúc cần
Không
phải mọi bố mẹ đều biết điều này rồi hay sao? Thật ra là không. Có hai
kiểu cứng rắn mà hầu hết mọi bố mẹ thường dùng, và cả hai cách đó đều
sai. Tất nhiên cứng rắn theo kiểu to tiếng, lấn át và độc tài thì chắc
chắn không phải là một cách dạy con
đúng đắn. Nhưng cũng không tốt khi bố mẹ lúc nào cũng cố thương lượng
với con. Chúng sẽ “đánh hơi” thấy điểm yếu của bố mẹ và chúng sẽ ăn vạ,
khóc lóc hay năn nỉ vì biết những cách đó sẽ có hiệu quả. Cách đúng nhất
để cứng rắn và kiên quyết là không dùng tới mắng mỏ hay đánh đập, nhưng
vẫn phải giữ vững quan điểm. Hay nói cách khác, không là không.
Tổng thống Abraham Lincoln cũng yêu con vô bờ bến như bao bố mẹ khác và ông cũng rất buồn khi phải dùng quyền lực như một ông bố để sửa hành vi của con mỗi khi con chưa ngoan. Nhưng khi cần thiết, ông vẫn thể hiện sự cương quyết và cứng rắn của mình để nghiêm khắc dạy con.
Theo Trí Thức Trẻ