- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mẹ thần đồng Nhật Nam chia sẻ bí quyết để trẻ ở nhà một mình
Thần đồng Đỗ Nhật Nam chỉ đi học mẫu giáo một thời gian ngắn, còn lại thì cậu bé ở nhà một mình. Tuy nhiên, chị Phan Hồ Điệp, mẹ của Nhật Nam đã có kế hoạch khá hoàn hảo với nhiều “chiêu” khiến Nam ở nhà một mình là không hề sợ.
Thần đồng Đỗ Nhật Nam chỉ đi học mẫu giáo một
thời gian ngắn, còn lại thì cậu bé ở nhà một mình. Tuy nhiên, chị Phan
Hồ Điệp, mẹ của Nhật Nam đã có kế hoạch khá hoàn hảo với nhiều “chiêu”
khiến Nam ở nhà một mình là không hề sợ.
Từng sợ sự vắng lặng
Chia sẻ bí quyết này, chị Điệp cho biết, những ngày ở nhà, nếu là ngày thường thì Nam học theo thời gian biểu mà mẹ đã sắp xếp còn lại cũng có một số ngày “đặc biệt”. Gọi là ngày đặc biệt vì hôm đó Nam sẽ được tự chơi và “học” những gì mình thích. Tất nhiên là có sự gợi ý của mẹ.
Theo đó, chị Hồ Điệp hay “gạ” con thành lập ban nhạc. Ban nhạc của Nam bao gồm Nam và tất cả các bạn đồ chơi mà Nam thích. Ban nhạc sẽ tự tổ chức tập luyện để ra mắt một buổi biểu diễn phục vụ bố mẹ. Mọi thứ, từ trang trí sân khấu đến chuẩn bị nhạc, đều do Nam tự “đạo diễn”.
“Mình cũng hay gợi ý, ví dụ sân khấu sẽ làm ở đâu, trình bày ra sao, rồi micro, rồi quần áo, đạo cụ.... Nam sẽ tất bật chọn bài rồi tìm cách thể hiện cho hấp dẫn. Vì “khán giả” là bố mẹ cũng khó tính lắm. Buổi “công chiếu” sẽ nhận được những góp ý nhiệt tình, thẳng thắn. À, mà Nam cũng còn phải có công cuộc “truyền thông” nữa, ví như dán quảng cáo, bán vé... Tiền bán vé được tính bằng đơn vị “ô tô”. Hồi đó Nam thích ô tô đồ chơi, loại bé tí xíu. Nếu thuyết phục để khán giả hài lòng, có thể quy ra 1 hoặc 2 ô tô đồ chơi. Vì thế, Nam rất hứng thú” – chị Điệp nói.
Chị Điệp cũng cho biết thêm, giống như những đứa trẻ bình thường khác, Nam ở nhà cũng có lúc cảm thấy sợ vì xung quanh vắng lặng, vì thế chị thường khuyến khích Nam tìm hiểu xem các vật quanh mình phát ra tiếng kêu thế nào. Theo đó, chị hướng dẫn Nam có thể dùng tay hoặc dùng đồ vật khác để gõ. Tuy nhiên, theo chị Điệp thì sau khi nghe xong, Nam phải ghi nhớ vì lúc về, mẹ sẽ hỏi bất chợt và kiểm tra xem có đúng như Nam mô tả không. Chị Điệp cho biết, việc làm này, rất tốt trong việc lắng nghe của trẻ.
“Gắn tên lên đồ vật của mình: Chẳng hiểu sao Nam thích trò này nhất. Đơn giản lắm, mình để tập giấy note ở nhà và dặn Nam tìm xem có những đồ vật nào của mình thì gắn tên mình lên đó. Thế là Nam sẽ “truy tìm” đồ vật một cách tích cực. Mình nhớ hồi ấy Nam chưa biết viết tên của mình, toàn ghi ngược nhưng mà buổi chiều về, nhìn thấy cả nhà bay phấp phới những tờ giấy màu vàng, cũng vui lắm. Cái này tưởng chơi nhưng lại rất có lợi, giúp trẻ ý thức được về đồ đạc của mình đồng thời nhớ được xem vật dụng nào để ở đâu’ – chị Điệp chia sẻ.
Chấp nhận bừa bộn
Một trong những việc chị Điệp hướng dẫn Nam làm trong những lúc ở nhà một mình đó là làm con dấu từ các loại củ, quả. Chị Điệp cho biết, trò này Nam thích thôi rồi. Theo đó, chị để sẵn những thứ củ, quả đã gọt sẵn như củ cải, khoai tây, lê, táo, cà rốt... và một vài lọ màu. Nam có thể dùng dao nhỏ (loại dao như kiểu dao đồ chơi, có thể cắt được những vật mềm mà không gây nguy hiểm) để cắt thành hình dạng mình thích, sau đó đổ màu ra khay, nhúng vào và in ra giấy trắng.
“Mình cũng khuyến khích Nam tạo ra một bức tranh. Lúc nào thích, có thể in cả hình bàn tay, bàn chân. Lấm lem một tí nhưng mà vui lắm”- chị Điệp hồ hởi nói.
Ngoài ra, chị Điệp cũng cho biết thêm, trong nhà lúc nào cũng có một tấm bảng, thường hay để “dự báo thời tiết”. Thi thoảng, chị lại khuyến khích con trang trí tấm bảng đó. Chị mua sẵn các hình sticker, Nam có thể dán theo một ý tưởng nào đó của riêng Nam. Hoặc có thể vẽ, bôi màu... làm bất cứ điều gì mà mình thích. Mỗi lần về, chị đều khen ngợi và lắng nghe con trình bày về ý tưởng của mình. Chị Điệp cho biết, đó là cách để con phát triển ngôn ngữ.
Chị Điệp cũng cho Nam tự làm một cuốn sách bằng cách chị để sẵn giấy đã cắt hình dạng khác nhau (hình vuông, hình chữ nhật, hình trái tim...) và khuyến khích Nam tự làm ra những cuốn sách/ truyện. Nam sẽ đóng giấy, tự vẽ minh họa cho bìa cuốn sách. Bên trong, Nam nghĩ ra một câu chuyện gì đó. Vì Nam chưa biết chữ nên Nam dùng hình vẽ để thay thế. Vấn đề là lúc mẹ về, Nam sẽ kể cho mẹ nghe về cuốn sách của mình. Và tất nhiên “độc giả” mẹ sẽ “mua” sách rồi.
“Đâu phải lúc nào mẹ cũng nghĩ ra trò chơi/làm đồ chơi cho con, có khi con tự nghĩ ra còn hay hơn cả mẹ. Mình thường giữ lại những vật dụng như: cốc nhựa, cây đè lưỡi, que kem, ống hút... và khuyến khích Nam tự làm ra những đồ chơi của mình. Trí tưởng tượng của trẻ con rất phong phú. Mình nhớ chỉ cần ba cây bút chì, Nam đã thiết kế một chiếc tên lửa vũ trụ bằng cách để hai cái bên ngoài bằng nhau, cái ở giữa quay ngược lại, cho dài vút lên. Sau đó dán chặt lại, trang trí bên ngoài, thế là thành “tên lửa” rồi” – chị Điệp cho biết thêm.
Chị thường giao hẹn với Nam là khi chơi xong phải nhớ dọn dẹp. Tuy nhiên, cũng “xác định tinh thần” là để con ở nhà, nhiều khi bước chân vào nhà mà ngỡ như bước vào “chợ”, mọi thứ ngổn ngang, nước nôi, màu mè văng tung tóe.
Tuy nhiên, chị Điệp cho rằng sự bừa bộn đó cũng không sao, bởi trong quá trình hai mẹ con vừa dọn, vừa “nghiệm thu” những thành quả con làm được trong ngày cũng thú vị lắm. Con sẽ thật tự hào vì mình đã “lớn khôn” sau một ngày tự học tự chơi.
“Thực tế, các bố mẹ có thể giúp con muôn vàn trò chơi khác nhau.
Nhưng điều quan trọng, để duy trì hứng thú và để con thấy việc chơi của
mình là ý nghĩa, bố mẹ hãy "tương tác" với con, ví dụ hỏi con về những
trò con đã chơi, cách con đã làm, các sản phẩm mà con có được... Như thế
sẽ "chơi" mãi mà không chán”- chị Điệp nhấn mạnh.