- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mẹ Việt ở Úc chia sẻ cách giao tiếp hiệu quả với con
Với chị Trang, tinh thần và thái độ mỗi phút giây khi bố mẹ giao tiếp khi ở bên con rất quan trọng.
Với chị Trang, tinh thần và thái độ mỗi phút giây khi bố mẹ giao tiếp khi ở bên con rất quan trọng.
Họ tên con: Nguyễn Thiện Jordi Khôi (Nickname: Subi) Họ tên mẹ: Đoàn Phạm Hà Trang Tuổi: 29 Học vấn: Thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Nơi sống: Sydney Sở thích: Tìm hiểu, chăm sóc và nuôi dạy các em bé; ghi lại những ngày con lớn và được lớn cùng con. Quan điểm nuôi dạy con: "Để con an nhiên tự chủ - tự lập - tự tin lớn, là chính mình trên mỗi bước con đi". |
Là một mẹ Việt sinh con và nuôi dạy con ở trời Tây, chị Đoàn Phạm Hà Trang cũng như nhiều mẹ Việt, thường xuyên học hỏi những kinh nghiệm hay để nuôi dạy con. Chị đặc biệt coi trọng việc giao tiếp với bé Subi và luôn thể hiện việc mình tôn trọng con cái qua từng ngôn ngữ hàng ngày.
Chính vì thế, ngay từ khi Subi còn nhỏ, chị đã luôn tuân thủ những nguyên tắc giao tiếp với con nhất định. Chị lúc nào cũng có suy nghĩ: "Hãy nói chuyện với con như cách mà bố mẹ muốn người khác nói chuyện với mình".
Câu chuyện đáng suy ngẫm chị chia sẻ dưới đây cũng là cách chị đang áp dụng hàng ngày để hoàn thiện hơn việc giao tiếp với con:
Trên đường về trường đón Subi chiều nay, ngồi cùng trên bus là bốn mẹ con nhà nọ. Cô gái làm mẹ còn khá trẻ, tóc buộc sau, môi bấm hai khuyên. Ba bé, bé chị mặc bộ đồng phục của trường tiểu học đối diện trường Subi; bé trai thứ hai tầm 4 tuổi, sau vai hay đeo một chú voi nhỏ, có dây dài để mẹ có thể cầm, giữ em không chạy lung tung; bé bé nhất nằm trong xe đẩy.
Cũng chẳng có gì đáng chú ý, nếu không phải vì hai ngày liên tiếp mình đều cùng ngồi với họ trên một chuyến xe bus và thái độ cùng cách nói của cô gái với các con của chính mình đều như nhau khiến mình không thể rời mắt khỏi họ. Cô nói to, mệnh lệnh với những đứa trẻ: “Ngồi xuống!”, “Ngồi xuống ngay!”, “Im đi!”. Câu cuối cùng cô kèm thêm trợn mắt và hai hàm răng nghiến chặt vào nhau để nhấn mạnh.
Một câu chuyện khác, cách đây không lâu, khi mình cùng Subi vào khu vực ăn uống của một trung tâm thương mại. Hai mẹ con đang ăn, Subi chỉ vào cái cánh gà, mẹ chưa kịp đưa, em hét lên. Một lúc sau em lặp lại y như lần trước. Sau mỗi lần ấy, Subi nhận được cái lườm sắc như dao, cùng thái độ khó chịu và cau mày của hai mẹ con bàn bên. Bà mẹ tầm ngoài 50 và cô gái chắc cũng 20 trở ra.
Chính vì thế, ngay từ khi Subi còn nhỏ, chị đã luôn tuân thủ những nguyên tắc giao tiếp với con nhất định. Chị lúc nào cũng có suy nghĩ: "Hãy nói chuyện với con như cách mà bố mẹ muốn người khác nói chuyện với mình".
Câu chuyện đáng suy ngẫm chị chia sẻ dưới đây cũng là cách chị đang áp dụng hàng ngày để hoàn thiện hơn việc giao tiếp với con:
Trên đường về trường đón Subi chiều nay, ngồi cùng trên bus là bốn mẹ con nhà nọ. Cô gái làm mẹ còn khá trẻ, tóc buộc sau, môi bấm hai khuyên. Ba bé, bé chị mặc bộ đồng phục của trường tiểu học đối diện trường Subi; bé trai thứ hai tầm 4 tuổi, sau vai hay đeo một chú voi nhỏ, có dây dài để mẹ có thể cầm, giữ em không chạy lung tung; bé bé nhất nằm trong xe đẩy.
Cũng chẳng có gì đáng chú ý, nếu không phải vì hai ngày liên tiếp mình đều cùng ngồi với họ trên một chuyến xe bus và thái độ cùng cách nói của cô gái với các con của chính mình đều như nhau khiến mình không thể rời mắt khỏi họ. Cô nói to, mệnh lệnh với những đứa trẻ: “Ngồi xuống!”, “Ngồi xuống ngay!”, “Im đi!”. Câu cuối cùng cô kèm thêm trợn mắt và hai hàm răng nghiến chặt vào nhau để nhấn mạnh.
Một câu chuyện khác, cách đây không lâu, khi mình cùng Subi vào khu vực ăn uống của một trung tâm thương mại. Hai mẹ con đang ăn, Subi chỉ vào cái cánh gà, mẹ chưa kịp đưa, em hét lên. Một lúc sau em lặp lại y như lần trước. Sau mỗi lần ấy, Subi nhận được cái lườm sắc như dao, cùng thái độ khó chịu và cau mày của hai mẹ con bàn bên. Bà mẹ tầm ngoài 50 và cô gái chắc cũng 20 trở ra.
Chị Trang và bé Subi.
Một lúc sau, họ sang bàn mình, xin lỗi hai mẹ con và cúi người, để cùng cao tầm Subi, nói xin lỗi Subi và mong Subi đừng để bụng.
Hai câu chuyện về cách ứng xử, lời nói và cách nói với những đứa trẻ. Với mình, mình luôn nói chuyện với Subi như cách mình muốn người khác nói với mình. Và nói với con mọi chuyện có thể, ở mọi lúc, mọi nơi cho phép.
Một vài "nguyên tắc" chị Trang thường áp dụng khi nói chuyện với con:
1. Nói với con chậm rãi, nhẹ nhàng, từ tốn
Mình luôn diễn giải cho Subi hiểu vì sao nên thế này mà không phải thế kia. Câu nói có thể dài, từ có thể khó, nhưng nhất định phải nói từ từ, rành rọt và nhẹ nhàng. Mức độ của thái độ biểu hiện có thể tăng dần từ nhẹ nhàng đến nghiêm nghị nhưng không dùng độ to nhỏ của lời nói để mắng mỏ hay trì triết con.
Chị Trang bắt đầu giao tiếp với con từ khá sớm.
Không ai muốn nghe người khác ra lệnh cho mình. Thế nên mình luôn làm theo hướng khuyên Subi chứ không phải là mệnh lệnh cho con. Trong trường hợp bắt buộc dùng “phải”, cũng sẽ dùng với một thái độ mềm mỏng. Cùng một nghĩa như nhau, nhưng hai cách nói là hai thái độ khác nhau và đương nhiên mức độ truyền tải để được kết quả như ý sẽ khác nhau.
3. Nói chuyện với con mọi lúc có thể
Mình luôn dặn Subi nên thế nào khi nước mũi chảy trên lớp,… (trên đường đi), kể Subi nghe một ngày của mẹ ra sao khi Subi đến trường,… (trên đường về). Con học được rất nhiều từ và cách nói qua những lúc như vậy.
4. Cho con làm quen với “CẢM ƠN” và “XIN LỖI” quan những nhỏ nhặt hàng ngày
Khi đã dạy Subi tự lập, mình vẫn nói cám ơn con khi con làm được những việc đó: “Mẹ cảm ơn Subi nhé! Subi cất giầy cho mẹ gọn gàng quá!”,… và mình cũng nói xin lỗi con, khi mẹ làm điều ngược lại với những cái mẹ chỉ con hàng ngày, ví dụ: khiSubi tự leo cầu thang, giữa chừng mẹ muốn đi nhanh hơn vì có nồi nước sôi đang đợi trên nhà: “Mẹ xin lỗi Subi nhé, hôm nay mẹ bế Subi một hôm lên cầu thang, vì nước mẹ đun trên nhà đang sôi quá rồi, không lên nhanh thì cạn nước mất. Mai Subi lại tự đi cầu thang giỏi nhé!”.
Mình luôn tạo cơ hội để Subi làm quen với việc biết nói "cảm ơn" và "xin lỗi" khi cần thiết để Subi không chỉ biết nhận mà còn biết bày tỏ sự cảm kích khi được nhận cái người khác làm cho mình và cũng để Subi biết lên tiếng khi mình chưa đúng chứ không phải yên lặng và coi như thế là xong. Một chữ “ạ” của một em bé chưa biết nói cũng là cảm ơn, và nó làm ấm lòng biết bao “người mang ơn” đến cho mình.
5. Nói chuẩn từng từ với con
Mình không bao giờ nựng Subi theo kiểu: “Tó" con của mẹ đây rồi” hay “con hị con ghét quá đi”,… Mình luôn nói từ nào chính xác từ ấy. Có thể yêu bằng ngôn ngữ nhưng không yêu bằng cách biến đổi độ chính xác của ngôn từ. Subi 21 tháng, ở một môi trường chỉ tiếp xúc với tiếng mẹ đẻ ở nhà với bố mẹ, thi thoảng là bạn của bố mẹ nhưng lượng từ Subi nói được tính đến thời điểm này không ít so với điều kiện tiếp xúc ngôn ngữ hạn hẹp. Và đặc biệt, Subi nói từ nào, rõ, đúng và không hề ngọng.
6. Diễn giải mọi điều
Mình luôn diễn giải cho con mọi chuyện bất kể Subi thời điểm ấy bao nhiêu tháng. Mình không coi Subi như một em bé mà là coi con như một người bạn. Mình cũng không coi thường con, hay có suy nghĩ nói con sẽ chẳng hiểu mình nói gì, mà sẽ nói với con chẳng sợ chút rào cản ngôn ngữ nào. Mình làm với Subi việc này khi Subi còn trong bụng mẹ từ 5 tuần. Và trong suốt quá trình nuôi Subi đến giờ, rõ ràng những gì Subi thể hiện ra cho mình thấy, con hiểu hết những gì mẹ tâm sự.
Thái độ và tinh thần khi giao tiếp với con là điều rất quan trọng.
Không vì muốn dỗ dành con mà giải thích cho con những cái chưa đúng với thực tế. Có lần xế chiều, Subi khóc đòi mẹ bế. Bà nội đang nói chuyện qua điện thoại với Subi thấy vậy, thay vì giải thích hoặc đánh lạc hướng con thì bà nói: "Ô bố về kìa Subi kìa!" Ngay lập tức mình phải bảo bà, bà đừng nói thế ạ. Subi nghe bà nói hớn hở chạy ra cửa nhưng không có bố. Subi khóc nức nở. Mẹ đành nói với Subi: "Bà nói chuyện qua điện thoại nên nghe nhầm con ạ. Bố một lát nữa là về với Subi rồi. Tí bố đi làm về bố bế Subi nhé!".
Subi vui vẻ ra vẽ, quên tiệt chuyện lúc nãy đang muốn mẹ bế và chấp nhận việc bố chưa về một cách bình thường. Subi học được cách nói chính xác, đối diện và vui vẻ chấp nhận thực tế qua mỗi lần như thế. Con không được ăn kem vì kem ngọt, không tốt cho sức khoẻ chứ không phải vì ông ộp đến kìa, ông không cho ăn đâu, sợ lắm.
Ngôn ngữ con dùng, cách biểu đạt con thể hiện và tính cách con hình thành qua những va chạm hàng ngày. Chuẩn bị cho con một tương lại tốt, tiền bạc là thứ quan trọng lắm, song với mình, quan trọng hơn cả là thời gian và chất lượng thời gian dành cho con; là tinh thần, thái độ mỗi phút giây bố mẹ bên con.
Theo Trí Thức Trẻ