Bố mẹ liên tục kiểm tra điện thoại khi chơi với con, cố gắng cho con
chơi thật nhiều đồ chơi hay tranh thủ dạy trẻ quá nhiều kiến thức trong
lúc chơi.... đều là những sai lầm của bố mẹ có thể ảnh hưởng đến khả
năng tập trung và học tập của trẻ sau này.
>>Nếu con bạn đã nghỉ hè, chúng phải được chơi những trò chơi này!
Trong một nghiên cứu mới được tiến hành tại Đại học Iindiana, Giáo
sư Chen Yu và Linda Smith đã tìm ra được mối liên hệ trực tiếp đầu tiên
giữa khoảng chú ý của trẻ và của cha mẹ.
Mục
tiêu của nghiên cứu này là chứng minh rằng, những phụ huynh liên tục
kiểm tra điện thoại (hay dễ dàng bị phân tâm bởi các kích thích bên
ngoài) trong lúc chơi với con sẽ
tác động tới khoảng chú ý của trẻ. Để đạt kết quả tự nhiên nhất, những
phụ huynh tham gia không được cho biết mục đích cuộc nghiên cứu. Từ đó,
các nhà khoa học có thể quan sát cách họ chơi đùa, tương tác cùng con
(là những bé có độ tuổi 1-1,5 tuổi) và khoảng bao lâu họ lại bị phân tâm
hay dành thời gian kiểm tra điện thoại. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng
tập trung phát hiện cách hành xử của cha mẹ ảnh hưởng thế nào tới chuyển
động mắt nói riêng và khả năng chú ý nói chung ở trẻ.
Kết
quả cho thấy, cha mẹ, và cùng với đó là con của họ, càng chú ý lâu hơn
tới một vật thể hoặc một món đồ chơi trong lúc chơi đùa bên nhau thì đứa
trẻ càng giữ được sự chú ý lâu hơn tới vật thể/đồ chơi đó. Thậm chí,
ngay cả khi cha mẹ đã dừng lại, những em bé này vẫn có xu hướng chú ý
tới vật thể/đồ chơi vừa chơi. Tóm lại, cha mẹ và những đứa trẻ trong
trường hợp này cho thấy khoảng chú ý tốt nhất.
Những
phụ huynh tỏ vẻ xao nhãng hay thường xuyên đảo mắt nhìn quanh trong lúc
con chơi đùa có vẻ tác động tiêu cực tới khoảng chú ý của trẻ trong một
giai đoạn phát triển quan trọng.
Ngược lại, những bé
mà cha mẹ hay bị xao nhãng, không chơi đùa cùng con hay thường xuyên
kiểm tra điện thoại cho thấy khoảng chú ý kém. Tuy nhiên, thật bất ngờ
khi những bậc phụ huynh kém tập trung này lại không thuộc nhóm tệ nhất
trong cuộc điều tra.
Những em bé cho thấy
khoảng chú ý kém nhất là con của các bậc phụ huynh luôn cố gắng để tương
tác quá mức cùng con. Cha mẹ đưa đồ chơi cho con, cố gọi tên đồ chơi
hay thu hút sự chú ý của con với một món đồ chơi cụ thể nào đó “gặt hái”
tưởng sẽ giúp con tập trung tốt hơn, nhưng thực ra lại khiến tình hình
tồi tệ đi. Rõ ràng, trong lúc chơi đùa, để trẻ chủ động dẫn dắt mới là
cách làm tốt hơn.
Cụ thể về mặt con số, cuộc
nghiên cứu cho thấy, những cha mẹ có khả năng chú ý tới một đồ vật cụ thể
trong vòng 3,6 giây thì con của họ có thể dành chú ý cho đồ vật đó thêm
2,6 giây nữa. Nếu so sánh thì mức độ tập trung này lâu hơn gấp 4 lần so
với những trẻ khác.
Giáo sư Chen Yu cho biết:
“Khả năng duy trì chú ý của trẻ được biết là một chỉ dấu mạnh mẽ cho
thành công sau này ở những lĩnh vực như nắm bắt ngôn ngữ, giải quyết vấn
đề và nhiều mốc phát triển nhận thức
chủ chốt khác. Những phụ huynh tỏ vẻ xao nhãng hay thường xuyên đảo mắt
nhìn quanh trong lúc con chơi đùa có vẻ tác động tiêu cực tới khoảng
chú ý của trẻ trong một giai đoạn phát triển quan trọng. Khi bạn có một
người không thể hiện phản ứng trước mọi hành xử của trẻ, đó thực sự là
điều đáng báo động, cho thấy những rắc rối trong tương lai”.
Biết cách chơi với con một
cách phù hợp khi trẻ còn nhỏ có thể giúp trẻ đạt được khoảng chú ý mạnh
hơn và nhiều lợi ích khác liên quan tới học tập sau này.
Một
điểm cần đặc biệt lưu ý khi tìm hiểu về mối liên hệ giữa khoảng chú ý
của trẻ với cha mẹ: Đừng bao giờ cố gắng bù đắp một cách thái quá!
Giáo
sư Yu nhấn mạnh: “Cha mẹ thành công hơn là những người để trẻ phát huy
khả năng dẫn dắt, làm chủ cuộc chơi của mình. Họ sẵn sàng chờ đợi cho
tới khi thấy trẻ thể hiện niềm vui thích đối với một món đồ chơi nào đó
rồi mới “nhảy vào” để mở rộng niềm vui thích đó bằng cách gọi tên đồ vật
và khuyến khích cách chơi”.
Như vậy, biết cách chơi với con một
cách phù hợp khi trẻ còn nhỏ có thể giúp trẻ đạt được khoảng chú ý mạnh
hơn và nhiều lợi ích khác liên quan tới học tập sau này. Giáo sư Linda
Smith bổ sung: “Ảnh hưởng này, nếu được duy trì thường xuyên và liên tục
trong cuộc sống của một trẻ sơ sinh, có thể trở thành nguồn kĩ năng
tuyệt vời trong việc duy trì khả năng chú ý và tập trung”.
Theo Trí Thức Trẻ