- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
TS Vũ Thu Hương: Nếu con trẻ nói bậy, cha mẹ cứ lờ đi…
“Việc nói bậy của trẻ nếu tự phát thì cần phải lờ đi, không nhắc lại, không quát mắng, không đánh trẻ..."
“Việc nói bậy của trẻ nếu tự phát thì cần phải lờ đi, không nhắc lại, không quát mắng, không đánh trẻ. Khi đó trẻ sẽ quên nhanh và không hình thành thói quen xấu, cha mẹ càng quát mắng, răn đe thì trẻ càng nói”.
Con trẻ nói bậy: “Hay thì share đi”…
Vài ngày gần đây, trên mạng xã hội đang xôn xao về một clip ghi lại hình ảnh một em bé khoảng 4 tuổi nói bậy khi được người lớn hỏi về lý do vì sao không đi học.
Đoạn clip chỉ dài vỏn vẹn 12 giây nhưng lại thu hút hàng chục nghìn lượt xem trên mạng xã hội vì những lời nói gây rất nhiều tranh cãi của bé trai trong clip.
Mở đầu clip là lời một người phụ nữ hỏi bé: “Thế con không đi học à? Trả lời nốt, thế hôm nay sao con không đi học?”, bé trả lời với giọng điệu vô cùng ngây thơ nhưng lời nói khiến ai nghe cũng phải sửng sốt: “Học làm đ.. gì, cô giáo chết rồi!”.
Clip thu hút hàng chục nghìn lượt xem trên mạng xã hội. |
Clip này được tài khoản Facebook ĐVT đăng tải kèm theo dòng chú thích “Hay thì share đi” thu hút nhiều sự chú ý và tranh cãi trên mạng xã hội. Bên cạnh những ý kiến chỉ trích về cách giáo dục con trẻ của người lớn trong clip thì cũng có nhiều ý kiến cho rằng đây là việc bình thường, xem clip chỉ thấy buồn cười,…
Nhiều ý kiến cũng chia sẻ rằng việc trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo ngày nay có những câu nói như thế này không phải là chuyện hiếm gặp. Thậm chí clip này còn được nhiều người chia sẻ lại với mục đích giải trí.
Thậm chí nhiều người còn chia sẻ lại với mục đích giải trí. |
Nếu con trẻ nói bậy…
Chia sẻ ý kiến về clip này, TS Vũ Thu Hương - Chuyên gia tâm lý giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết: “Xem video clip trên, tôi vô cùng bức xúc. Dường như bé đã biến thành đồ chơi trong tay cha mẹ. Là người làm cha, làm mẹ, chúng ta cần nhận thức được trách nhiệm của mình và những ảnh hưởng đến cháu nhỏ.
Cháu còn ở độ tuổi mầm non đã được dạy nói bậy, dạy thiếu tôn trọng giáo viên thì chắc chắn sau này, việc giáo dục cháu sẽ không hề đơn giản”.
Chuyên gia cũng chia sẻ, trong số ba mục tiêu giáo dục trẻ gồm kiến thức, kĩ năng và thái độ hành vi thì mục tiêu giáo dục đạo đức (thái độ và hành vi) là quan trọng và khó nhất. Dạy một đứa trẻ học chữ khó 1 thì dạy đứa trẻ đó về thái độ, hành vi đúng đắn khó gấp trăm lần. Việc này đòi hỏi sự chung tay cố gắng của cả cha mẹ, thầy cô giáo, những thành viên khác trong gia đình và nhà trường.
“Vậy mà cha mẹ cháu còn không nhận ra trách nhiệm của mình, không giáo dục trẻ đạo đức tư cách mà lại dạy trẻ nói tục, thiếu tôn trọng giáo viên. Việc này sẽ gây hại trực tiếp cho bé và ảnh hưởng đến những đứa trẻ khác”, chuyên gia cho hay.
Tiến sĩ Vũ Thu Hương |
Theo TS Thu Hương, khi con trẻ nói bậy, điều đầu tiên người lớn cần quan tâm là: Con đã học những câu nói này từ ai?
Trẻ thường không tự mình nghĩ ra mà là trẻ đã lắng nghe ai đó nói rồi mới biết để nhắc lại. Vì thế cha mẹ cần xem xét về vấn đề giao tiếp của những thành viên trong gia đình. Nếu có người lớn nào nói tục chửi bậy thì gia đình cần có lời góp ý để chỉnh sửa cho trẻ không bị ảnh hưởng.
TS Thu Hương cũng đưa ra lời khuyên cho các bậc cha mẹ khi gặp phải trường hợp con trẻ nói bậy như trong clip này: “Việc nói bậy của trẻ nếu tự phát thì cần phải lờ đi, không nhắc lại, không quát mắng, không đánh trẻ. Khi đó trẻ sẽ quên nhanh và không hình thành thói quen xấu, cha mẹ càng quát mắng, răn đe thì trẻ càng nói. Cha mẹ tuyệt đối không cười đùa hoặc adua theo con khiến bé tưởng đó là việc thú vị và lặp lại về sau”.
Trên thực tế, con trẻ chịu ảnh hưởng rất lớn từ bố mẹ và những người thân trong gia đình do có nhiều thời gian gần gũi và có chút tương đồng trong tính cách, vì vậy cha mẹ cũng như người lớn trong gia đình cần phải chú ý đến cách nói chuyện hàng ngày với trẻ, cần làm gương cho trẻ noi theo.
Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần chú ý đến những ảnh hưởng từ môi trường đến con trẻ. “Nếu phát hiện ra bé có những biểu hiện xấu đến từ môi trường, cha mẹ cần tìm hiểu nguồn ảnh hưởng và tìm cách tách con ra khỏi đối tượng xấu mà không cần nhắc nhở gì đến, con trẻ sẽ nhanh chóng quên đi những lời nói đó và tránh việc hình thành thói xấu ở trẻ”, chuyên gia cho biết.