Cá hồi rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhưng mấy tuổi thì bé có thể ăn được?

Cá hồi là loại cá nước ngọt có thịt màu vàng cam khá đắt đỏ nhưng vẫn được nhiều bà nội trợ lựa chọn, nhất là trong gia đình có trẻ nhỏ bởi đây là loại thực phẩm bổ dưỡng, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và Omega-3 tốt cho sức khỏe con người.

Cá hồi cũng được đánh giá là loại thức ăn rất tốt cho sự tốt cho sự phát triển toàn diện của bé, tuy nhiên không có nghĩa là trẻ tuổi nào cũng ăn được cá hồi hay ăn càng nhiều càng tốt. Ngược lại, muốn trẻ hấp thụ được hết các dưỡng chất và được hưởng những tác dụng tuyệt vời của cá hồi sau khi ăn, mẹ cần phải nắm được những nguyên tắc riêng trong chế biến cũng như cách cho trẻ ăn thực phẩm này sao cho an toàn, hiệu quả.

Cá hồi rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhưng mấy tuổi thì bé có thể ăn được?-1

Đặc biệt, mẹ cần nắm rõ những lợi ích của cá hồi với trẻ cũng như trẻ mấy tháng ăn được cá hồi để có thể xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho bé yêu, nếu không rất có thể khiến bé gặp phải các vấn đề về tiêu hóa và sức khỏe nghiêm trọng. 

1. Trẻ em ăn cá hồi có tốt không?

Như chúng ta đã biết, các loại thịt động vật có màu đỏ như bò, lợn,... có chứa quá nhiều protein nên nếu ăn quá nhiều thì sẽ không tốt cho sức khỏe, nguy cơ cao dẫn đến bệnh tiểu đường, béo phì ở bé. Tuy nhiên, cá hồi lại khác bởi protein trong cá hồi và amino acid rất dễ hấp thụ, tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Bên cạnh đó, cho bé ăn cá hồi sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như:

- Bổ sung vitamin D cho cơ thể bé: Ở bé, vitamin D rất quan trọng để giúp hấp thụ canxi, ngăn ngừa các bệnh ung thư đến các chứng đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp và bệnh tim. Trong thịt cá hồi tự nhiên có chứa một lượng vitamin D lớn, giúp duy trì sức khỏe bé.

- Làm chắc cơ xương khớp: Trong cá hồi tự nhiên có chứa omega-3 giúp cải thiện tình trạng loãng xương, chống viêm tự nhiên, do đó cho bé ăn cá hồi sẽ giúp xương của bạn chắc khỏe.

- Phục hồi hệ thần kinh và trí não: Omega-3 tự nhiên có trong cá hồi sẽ giúp tăng cường các các chức năng trí não của bé, bao gồm việc cải thiện trí nhớ. Bên cạnh đó vitamin A, vitamin D và selenium có trong cá hồi sẽ giúp bảo vệ hệ thần kinh chống lại những tổn thương khác.

- Ngăn ngừa bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em: Theo các nghiên cứu, trẻ em thường xuyên ăn cá hồi sẽ ngăn ngừa bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý cho trẻ. Các chuyên gia khuyến cáo, nên cho bé ăn cá hồi trước tuổi đến trường để giúp con tập trung và nhớ tốt hơn.

- Cải thiện sức khỏe tim mạch: Cá hồi giúp giảm viêm nhiễm, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và đột quỵ. Do đó, đối với những trẻ bị bệnh tim mạch vành thì nên bổ sung cá hồi vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.

Cá hồi rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhưng mấy tuổi thì bé có thể ăn được?-2

- Cá hồi tốt cho thị lực của bé: Nấu cháo cá hồi cho bé hoặc chế biến thành những món ăn khác nhau trong bữa ăn hàng ngày cũng sẽ giúp bé ngăn ngừa được hội chứng khô mắt, làm giảm nguy cơ bệnh tăng nhãn áp và áp lực trong mắt cao. Ăn cá hồi rất cần thiết cho sự phát triển mắt trẻ sơ sinh…

Với những giá trị dinh dưỡng có trong cá hồi như trên thì rõ ràng cá hồi là thực phẩm giàu dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ. Các bậc phụ huynh nên đưa cá hồi vào thực đơn hàng ngày một cách phù hợp để giúp hỗ trợ bé phát triển tốt hơn.

2. Bé mấy tháng tuổi ăn được cá hồi?

Mặc dù cá hồi rất tốt cho sức khỏe của bé, nhưng các mẹ không nên nôn nóng cho bé ăn cá hồi ngay khi bé bắt đầu tập ăn dặm. Lý do là cá hồi chứa hàm lượng chất béo cao với nhiều dưỡng chất nên nếu cho trẻ nhỏ ăn quá sớm, quá nhiều có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng cũng như tiềm ẩn nguy cơ tích trữ quá nhiều kim loại nặng trong cơ thể.

Theo các chuyên gia khuyến cáo, bố mẹ chỉ nên cho bé ăn khi được 7 tháng tuổi trở lên để tránh kích ứng, dị ứng cho trẻ khi ăn. Bên cạnh đó, khi trẻ 7 tháng tuổi đã bắt đầu có nhu cầu năng lượng cao hơn và hệ tiêu hóa cũng dần ổn định, dễ thích nghi với các loại thức ăn mới ngoài sữa mẹ và sữa công thức. 

Cá hồi rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhưng mấy tuổi thì bé có thể ăn được?-3

Ngoài ra, trước khi cho bé ăn cá hồi, mẹ nên tập cho bé làm quen với thịt cá trắng khác trước. Khi cho trẻ ăn cá hồi, mẹ cũng nên lưu ý cho trẻ ăn từ từ, cá hồi nên được chế biến tại nhà và nấu chín đúng cách, loại bỏ xương cẩn thận. Mẹ nên cho con ăn từng tí một để con có thể làm quen với loại thực phẩm mới này, không nên cho bé ăn cùng 1 loại thức ăn mới song song. Bên cạnh đó, việc xay nhuyễn cá hồi cũng giúp trẻ dễ ăn hơn, đặc biệt là khi con chưa hoàn toàn quen với việc ăn dặm.

3. Lưu ý khi cho trẻ ăn cá hồi

Cùng với một số thông tin đã nhắc ở trên, khi cho con yêu ăn cá hồi, bố mẹ còn phải nắm được những lưu ý sau:

- Không cho trẻ ăn hoa quả sau khi ăn cá hồi vì những dưỡng chất trong cá hồi như đạm và canxi khi kết hợp với hoa quả như hồng, nho sẽ bị giảm. Ngoài ra, trẻ có thể bị các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn khi kết hợp hai loại thực phẩm này. 

- Không cho trẻ ăn cá hồi nếu bé hoặc người thân của bé có tiền sử dị ứng hải sản, nên cho bé ăn cá hồi muộn hơn độ tuổi được khuyến cáo nếu bé bị dị ứng hoặc ăn thử một ít để kiểm tra đối với bé có người thân bị dị ứng. 

- Đối với các bé mới bắt đầu ăn dặm và đang tập làm quen với cá hồi các mẹ nên cho bé ăn cá hồi dạng ruốc, xay nhuyễn,... để bé ăn và hấp thụ dưỡng chất dễ hơn. 

- Tránh cho trẻ ăn cá hồi ướp với muối vì quá nhiều muối sẽ không tốt cho trẻ. 

Cá hồi rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhưng mấy tuổi thì bé có thể ăn được?-4

Bên cạnh đó, mẹ cũng phải nắm bắt được số lượng và tần suất cho bé ăn cá hồi phù hợp theo độ tuổi, cụ thể mẹ có thể tham khảo gợi ý sau:

•    7 - 12 tháng tuổi: Một ngày nên ăn một bữa, mỗi bữa nên ăn 20 - 30g, một tuần tối đa 3 bữa.
•    1 - 3 tuổi: Một ngày ăn một bữa, mỗi bữa nên ăn 30 - 40g.
•    Từ 4 tuổi trở lên: Một ngày có thể ăn 1 - 2 bữa, mỗi bữa 50 - 60g.

Theo V.K - Vietnamnet


chăm sóc con

cá hồi

Nuôi Dạy Con


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.