Từ vụ trẻ uống nhầm thuốc diệt chuột: Cách sơ cứu khi con uống nhầm hóa chất, cha mẹ nhất định phải thuộc lòng

Sơ cứu là bước rất quan trọng giúp tăng khả năng sống sót và hồi phục trong trường hợp con uống nhầm các loại hóa chất bao gồm cả thuốc diệt chuột.

2 trẻ uống nhầm thuốc diệt chuột vì tưởng là siro

Chiều 27/3, hai bé (7 tuổi và 8 tuổi) cùng đi chơi tại xã Phước Tân, TP. Biên Hòa nhặt được hai lọ có vỏ trong suốt, nước màu hồng, không nhãn mác, tưởng là nước siro nên đem về nhà uống. Sau khoảng 2 giờ, cả hai trẻ đều có biểu hiện nôn ói, co giật và được người nhà đưa đi cấp cứu.

Từ vụ trẻ uống nhầm thuốc diệt chuột: Cách sơ cứu khi con uống nhầm hóa chất, cha mẹ nhất định phải thuộc lòng-1


Bác sĩ Nguyễn Văn Sửu, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, cả hai bệnh nhi đều được đưa vào viện trong tình trạng ngộ độc nặng. Trong đó, bé 8 tuổi hôn mê, co giật, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim. Các bác sĩ đã chỉ định điều trị rối loạn nhịp tim, sử dụng thuốc chống co giật, truyền dịch chống sốc, truyền thuốc vận mạch, trợ tim tuy nhiên sau 7 giờ triệu chứng của bệnh nghi nặng hơn và không qua khỏi.

Bệnh nhi còn lại chỉ đau đầu, nôn ói. Sau khi được súc ruột, truyền dịch, sức khỏe của bé đã bình thường. Các xét nghiệm đều nằm trong giới hạn bình thường.

Vỏ lọ thuốc được người nhà đem đến bệnh viện. Sau khi kiểm tra, bác sĩ cho rằng đây là thuốc diệt chuột do Trung Quốc sản xuất và đã bị cấm sử dụng. Loại thuốc này có thể gây ngộ độc chỉ sau 10 phút uống phải.

Sơ cứu trẻ uống nhầm một số hóa chất

Uống nhầm xăng, dầu, axit, chất tẩy rửa

Khi trẻ uống nhầm phải những loại hóa chất này, tuyệt đối không được gây nôn. Gây nôn trong tình huống này có thể làm hơi hóa chất tràn vào khí quản và tăng mức độ ngộ độc, gây bỏng thực quản. Tốt nhất nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Trước khi đưa tới bệnh viện, người nhà có thể cho bé uống vài ngụm nước nhỏ để tránh bỏng rát cổ hỏng nhưng phải uống từ từ, tránh bị sặc.

Uống nhầm thuốc diệt cỏ (paraquat)

Khi thấy trẻ uống nhầm thuốc diệt cỏ, hãy gây nôn càng sớm càng tốt. Cho nạn nhân uống nước và kích thích họng để gây nôn. Nên để đàu nạn nhân thấp để tránh sặc vào phổi khi nôn đồng thời nên nằm nghiêng để tránh chất độc rơi vào khí quản gây tắc thở. Sau đó đưa con đến bệnh viện gần nhất.

Từ vụ trẻ uống nhầm thuốc diệt chuột: Cách sơ cứu khi con uống nhầm hóa chất, cha mẹ nhất định phải thuộc lòng-2


Uống nhầm các loại thuốc

Nếu bé còn tỉnh táo, hãy nhanh chóng gây nôn đồng thời cho uống nhiều nước ấm và tiếp tục gây nôn để loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể. Trường hợp con đã rơi vào tình trạng hôn mê, co giật thì không được gây nôn mà phải đưa ngay đến bệnh viện gần nhất.

Lưu ý, khi phát hiện trẻ uống nhầm hóa chất, người thân cần phải bình tĩnh để xử lý chính xác, không được hoảng loạn. Nên giữ lại vỏ thuốc, hộp chứa dung dịch hóa chất mà trẻ đã uống phải để bác sĩ biết và có phương hướng xử lý phù hợp.

Lưu ý khi bảo quản hóa chất 

Để các loại thuốc, hóa chất cách xa nguồn thức ăn, xa tầm với của trẻ nhỏ. Tuyệt đối không đựng các loại thuốc, hóa chất trong các chai lọ không có nhãn mác hoặc chai giống chai nước ngọt, đồ ăn... Ngay cả gia đình chỉ có người lớn, cần phải ghi chú rõ bên ngoài tên các loại thuốc trừ cỏ, thuốc diệt chuột... để tránh nhầm lần đáng tiếc.

Theo Khoevadep

Xem link gốc Ẩn link gốc http://www.khoevadep.com.vn/tu-vu-tre-uong-nham-thuoc-diet-chuot-cach-so-cuu-khi-con-uong-nham-hoa-chat-cha-me-nhat-dinh-phai-thuoc-long-search/?id=283298

ngộ độc

thuốc diệt chuột

Nuôi con


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.