Cha mẹ cần làm điều này để giúp trẻ chịu trách nhiệm khi mắc lỗi

Tranh cãi với trẻ em thường có vẻ như là một trận chiến “không cân sức”. Bất kể cha mẹ nói gì, trẻ cũng thường có lý do để biện minh cho hành động của chúng. Vì vậy, cha mẹ cần biết cách để trẻ chịu trách nhiệm cho hành động của mình.

Biện minh cho hành vi

Không ít trẻ có xu hướng đổ lỗi cho người khác trong mọi vấn đề; biến mình là nạn nhân. Nghĩ về bản thân với tư cách là nạn nhân khiến trẻ không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào. Nếu thường xuyên thành công nhờ cách làm này, trẻ sẽ không bao giờ thay đổi để trở nên tốt hơn.

Nếu trẻ đổ lỗi cho người khác hoặc viện cớ khi bị phê bình về hành vi, cha mẹ cần thách thức suy nghĩ của con mình. Nếu trẻ có hành vi không phù hợp, hãy biết rằng, đây là một dấu hiệu cảnh báo: Cha mẹ cần tìm cách dừng hành vi tương tự ngay lập tức.

Khi phụ huynh muốn trẻ nhận trách nhiệm, chúng sẽ thường dùng lý do để làm chệch hướng nỗ lực của cha mẹ. Vì vậy, một trong những dấu hiệu cho thấy trẻ sẵn sàng thay đổi là ngừng coi mình là nạn nhân. Nếu có thể làm được như vậy và bắt đầu tự chịu trách nhiệm, trẻ sẽ có cơ hội thay đổi.

Một trong những vấn đề lớn là trẻ thường có xu hướng tin những gì chúng nghĩ là thật. Vì vậy, nếu trẻ nghĩ rằng, đó là lỗi khác của người khác, chúng sẽ có thể biện minh cho hành vi không phù hợp và bỏ bê trách nhiệm của mình. Các nhà tâm lý học gọi đây là biến dạng nhận thức. Tình trạng này gây ra nhiều vấn đề cho trẻ em và người lớn.

Lạm dụng lời nói là chiến lược để trẻ thoái thác trách nhiệm. Điều tồi tệ nhất của chiến lược này là trẻ có xu hướng giành quyền kiểm soát cuộc trò chuyện. Do đó, điều quan trọng là cha mẹ giải quyết vấn đề này ngay lập tức. Tuy nhiên, trong trường hợp phụ huynh mất bình tĩnh, trẻ sẽ thắng.

Nếu trẻ bị ngược đãi bằng lời nói, chúng sẽ buồn bã, tức giận và mất bình tĩnh. Đó sẽ là tất cả những gì trẻ muốn. Đồng thời, sau đó, cha mẹ cũng sẽ mắc kẹt trong một “cuộc chiến quyền lực” với con mình. Khi mất bình tĩnh, cả phụ huynh và con đều to tiếng. Khi đó, cha mẹ sẽ “quên” nói về trách nhiệm của trẻ.

Một nguyên nhân khác của hành vi đổ lỗi là do phản ứng chiến đấu của trẻ. Thoát khỏi một tình huống khó khăn là điều nguyên thủy nhất mà con người làm khi bị đe dọa. Khi trẻ có thể sử dụng các kỹ năng đối phó hoặc giải quyết vấn đề, phản ứng chiến đấu của chúng là la mắng lại cha mẹ, phá vỡ mọi thứ hoặc làm tổn thương mọi người.

Hoặc, trong một số trường hợp khác, trẻ sẽ không đối mặt với tình huống. Theo các chuyên gia, những phản ứng này không tốt cho sự phát triển, cũng như các kỹ năng giao tiếp hoặc đàm phán của trẻ. Trong khi đó, đây là hai nguyên tắc cơ bản để có thể giải quyết vấn đề. Hành vi thoái thác trách nhiệm của trẻ không giải quyết được xung đột. Thay vào đó, hành vi này chỉ khiến mọi thứ tồi tệ hơn.

Cha mẹ cần làm điều này để giúp trẻ chịu trách nhiệm khi mắc lỗi-1

Phụ huynh không nên to tiếng khi trẻ thoái thác trách nhiệm.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

“Thuốc giải độc” cho hành vi thoái thác trách nhiệm chính là phát triển các kỹ năng giao tiếp và đàm phán. Đó là những điều cơ bản để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Một đứa trẻ không muốn giao tiếp sẽ có xu hướng bóp méo suy nghĩ, đưa ra lý do. Đồng thời, liên tục sử dụng lời nói để biến mình thành nạn nhân, dùng hết các kỹ năng để đối phó.

Tuy nhiên, khi không còn kỹ năng đối phó, trẻ bắt đầu trở nên lạm dụng lời nói và đe dọa. Trẻ cũng sẽ bắt đầu bằng cách chiến đấu. Khi cách làm đó không hiệu quả, trẻ sẽ bỏ chạy thay vì đối mặt.

Điểm mấu chốt là hành vi của trẻ có nguy cơ ngày càng tồi tệ. Ví dụ, trẻ có thể chuyển từ lạm dụng bằng lời nói sang thể xác, với hành động đấm vào tường. Đây là một dấu hiệu khác cho thấy, trẻ không có khả năng giao tiếp và giải quyết vấn đề. Trẻ cảm thấy rằng, mình luôn là nạn nhân và “điều đó không công bằng”.

Một lần nữa, nếu mọi thứ không công bằng, thì các quy tắc sẽ không hiệu quả, vì đó không phải lỗi của trẻ. Điều đó cho phép trẻ thoát khỏi vấn đề. Những đứa trẻ này có lối suy nghĩ biện minh cho hành vi không phù hợp, biện minh cho việc vi phạm ranh giới và coi chúng là nạn nhân của mọi chuyện. Khi cha mẹ cố gắng can thiệp hoặc thách thức kiểu suy nghĩ đó, những đứa trẻ này sẽ trở nên khó chịu, đe dọa hoặc phá phách hơn.

Theo các chuyên gia, phụ huynh cần thách thức hành vi thoái thác trách nhiệm của con mình. Đồng thời, quy trách nhiệm cho trẻ nếu con mắc lỗi. Chắc chắn, trẻ sẽ cố gắng từ chối trả lời những câu hỏi về hành vi của mình. Tuy nhiên, phụ huynh hãy nhớ rằng, mình có trách nhiệm giải quyết vấn đề cùng con. Đồng thời, đừng để trẻ bị cuốn vào “cuộc chiến quyền lực”, ngay cả khi chúng bỏ dở cuộc hội thoại. Cha mẹ hãy nói: “Khi con quay lại, chúng ta vẫn sẽ phải giải quyết vấn đề này”.

Hành vi thoái thác sẽ cản trở khả năng trẻ chịu trách nhiệm thực sự về hành động hoặc việc làm của mình. Chúng cũng hạn chế khả năng của cha mẹ trong việc dạy con cách giao tiếp, thương lượng hoặc giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm. Lỗi tư duy này khiến việc giao tiếp không thể thực hiện được. Bởi, chúng bóp méo thực tế và cho phép người sử dụng trốn tránh trách nhiệm.

Là cha mẹ, điều cần thiết là phải hiểu những lỗi tư duy mà trẻ mắc phải. Nhờ đó, cha mẹ sẽ không rơi vào bẫy mà trẻ đặt ra khi tranh cãi. Nếu hiểu con mình đang làm gì và có cách giải quyết hiệu quả, tình trạng đổ lỗi, bào chữa ở trẻ có thể sẽ chấm dứt.

Theo Giáo dục và Thời đại


Dạy con


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.