Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng không và những lời khuyên hữu ích để trẻ có giấc ngủ an toàn

Đối với trẻ sơ sinh, thời gian nhiều nhất trong ngày là để ngủ, bé có ngủ ngoan, ngon giấc và ngủ đủ thời gian thì mới có thể khỏe mạnh, phát triển tốt. Bên cạnh đó còn một yếu tố khác của giấc ngủ cũng quan trọng không kém ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của bé nhưng ít người để ý, đó là tư thế ngủ.

Đối với trẻ sơ sinh, thời gian nhiều nhất trong ngày là để ngủ, bé có ngủ ngoan, ngon giấc và ngủ đủ thời gian thì mới có thể khỏe mạnh, phát triển tốt. Bên cạnh đó còn một yếu tố khác của giấc ngủ cũng quan trọng không kém ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của bé nhưng ít người để ý, đó là tư thế ngủ.

Thông thường trẻ sơ sinh có 3 tư thế nằm ngủ chính là nằm ngửa, nằm sấp và nằm nghiêng. Mỗi tư thế sẽ có những ưu và nhược điểm riêng và bài viết hôm nay sẽ cùng độc giả tìm hiểu về tư thế nằm nghiêng của trẻ sơ sinh.

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng không và những lời khuyên hữu ích để trẻ có giấc ngủ an toàn-1

Trẻ sơ sinh nằm nghiêng có ưu - nhược điểm gì?

Trẻ sơ sinh chưa thể tự lật hay lẫy nên nhiều mẹ thường có thói quen để con nằm ngửa và quan niệm đây là tư thế ngằm ngủ an toàn nhất cho con nhưng như vậy không có nghĩa trẻ sơ sinh nằm nghiêng là không tốt hay nguy hiểm. Thực tế, tư thế nằm nghiêng cũng có những ưu - nhược điểm riêng, và tùy vào từng thời điểm, tư thế này lại là cần thiết và rất tốt cho trẻ.

Ưu điểm

Theo đánh giá từ các nhà chuyên môn, tư thế nằm nghiêng giúp trẻ tiêu hóa tốt, làm giảm khả năng bị trớ, sặc sữa khi ngủ. Một khi trẻ bị nôn, nằm nghiêng có thể làm cho vật nôn trong khoang miệng chảy ra từ miệng, không chảy vào cổ họng, gây nghẽn ho, nghẹt thở. Ngoài ra, nằng nghiêng còn tránh áp lực lên tim, giúp trẻ ngủ ngon hơn. 

Đặc biệt đối với trẻ có hiện tượng ngáy, mẹ có thể chuyển cơ thể của trẻ sang nằm nghiêng, khi đó tiếng ngáy sẽ biến mất, hô hấp của trẻ cũng thuận lợi hơn, giảm khò khè khi ngủ.

Nhược điểm

Cũng như mọi tư thế nằm khác, trẻ sơ sinh nằm nghiêng nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến hình dáng của đầu, cụ thể đầu trẻ dễ bị dẹt ở vùng thái dương và vòng tai của trẻ chịu chèn ép nhiều có thể làm thay đổi hình dạng tai, thậm chí nếu không chú ý vành tai của trẻ có thể biến dạng, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.

Vì vậy, cha mẹ phải chú ý đổi tư thế nằm cho con, tốt nhất cứ 3-4 tiếng chuyển tư thế 1 lần, từ nằm nghiêng bên trái sang nằm nghiêng bên phải hoặc nằm ngửa và ngược lại.

Ngoài ra, trẻ nằm nghiêng không đúng cách và được chú ý kịp thời cũng có một phần nguy cơ dẫn đến tật vẹo cổ, thậm chí là đột tử, nhất là khi đang nằm nghiêng chuyển sang nằm sấp mà chưa thể tự xoay chuyển đầu lại được. Do đó, nếu thấy nằm nghiêng tốt và phù hợp với con mình, mẹ có thể để chèn thêm chăn để đỡ ở phía sau lưng giúp bé duy trì được tư thế ngủ này. Khi bé ngủ ở tư thế nghiêng mẹ nên đặt tay của bé về phía trước mặt. Có như vậy khi bé bị lật sẽ vẫn ở tư thế nằm nghiêng mà không thể trở thành tư thế nằm sấp được. Ngoài ra để tránh sự phát triển của bất đối xứng trên khuôn mặt bé, mẹ cũng cần cho bé đổi bên thường xuyên.

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng không và những lời khuyên hữu ích để trẻ có giấc ngủ an toàn-2

Khi nào nên để trẻ sơ sinh nằm nghiêng?

Căn cứ vào những ưu nhược điểm đã phân tích ở trên có thể thấy trẻ sơ sinh ngằm nghiêng cũng tốt nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại những yếu tố rủi ro. Vậy nên bố mẹ nên tìm hiểu để nắm rõ được cơ chế bé nằm nghiêng khi nào là tốt, thời điểm nào nên cho bé nằm nghiêng là hợp lý. Cụ thể, khi trẻ ăn no, dễ có nguy cơ nôn trớ thì mẹ nên cho bé nắm nghiêng để chẳng may tình trạng đó xảy ra, chất nôn trớ sẽ được đẩy ra ngoài chứ không chảy vào cổ họng gây sặc hay nghẹt thở.

Bên cạnh đó, khi bé bị sổ mũi, nghẹt mũi thì nằm nghiêng cũng là cách hay giúp mũi thông thoáng trở lại và dễ thở hơn. Hay khi trẻ ngủ ngáy, khó khè, mẹ có thể hỗ trợ bé đổi tư thế sang nằm nghiêng để giảm hiện tượng này, hô hấp thuận lợi và thoải mái hơn, dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn.

Tuy nhiên khi bé nằm nghiêng, mẹ phải thường xuyên chú ý quan sát và kiểm tra con thường xuyên để có sự hỗ trợ kịp thời cho bé, tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Lời khuyên để trẻ sơ sinh ngủ an toàn hơn

Bé sơ sinh còn rất non nớt nên đôi khi những yếu tố rất đơn giản, quen thuộc cũng có thể gây nguy hiểm cho bé. Vì vậy để trẻ ngủ an toàn hơn, bố mẹ nên tham khảo những lời khuyên hữu ích dưới đây:

- Không nên cho bé ngủ riêng phòng, thay vào đó mẹ có thể ngủ cùng phòng với bé để thuận tiện việc cho bú và kiểm tra bé lúc ngủ, hạn chế tối đa những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng không và những lời khuyên hữu ích để trẻ có giấc ngủ an toàn-3

- Tránh đắp chăn che đầu em bé, cụ thể chúng ta chỉ nên đắp chăn lên đến ngực của bé với hai cánh tay để lộ ra ngoài để tránh sự dịch chuyển của chăn lên đầu và mũi, ngăn ngừa nghẹt thở.

- Cần thiết lập môi trường ngủ tốt cho con bằng cách duy trì môi trường ngủ mát mẻ cho bé với nhiệt độ khoảng 20 độ C.

- Tránh để bé quá nóng khi ngủ bằng cách mặc quần áo mỏng, nhẹ và chất liệu thấm mồ hôi cho bé khi ngủ qua đêm. Nhớ thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể của bé xem có nóng hay không.

- Không nên để trẻ sơ sinh dùng chung giường với bố mẹ, người lớn, anh chị em hoặc những đứa trẻ khác. Đặc biệt là khi uống rượu hoặc uống thuốc vì sẽ gây nguy cơ nghẹt thở ở trẻ.

- Giường ngủ của trẻ tránh dùng chăn ga gối đệm quá mềm, khiến trẻ dễ bị lún sâu vào bên dưới gây ngạt thở. Nếu lựa chọn ngủ trên ghế sofa, đệm mềm, gối bông, trẻ sơ sinh cần được quan sát và theo dõi kỹ lưỡng bởi người lớn.

- Không nên để trẻ sơ sinh nằm ngủ trong một tư thế cố định quá lâu như khi nằm sấp lâu khiến trẻ khó thở, nằm ngửa lâu gây lép đầu vùng chẩm ...

Theo V.K - Vietnamnet


Trẻ sơ sinh

Nuôi Dạy Con


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.