Con gái 7 tháng hay quấy khóc bỗng ngủ li bì, mẹ lo lắng đưa bé đi khám thì "chết điếng" khi biết nguyên nhân

Dù con ngủ ngon là điều đáng mừng nhưng sự thay đổi đó quá đột ngột và lạ kỳ khiến cô Trần không khỏi lo lắng.

Các bậc cha mẹ khi thấy con nhỏ quấy khóc sẽ theo phản xạ đung đưa, rung lắc nhẹ nhàng để dỗ con nín. Nhưng cơ thể trẻ nhỏ còn rất yếu ớt, nếu cha mẹ không kiểm soát được mức độ rung lắc thì sẽ vô tình gây ra những tổn thương nghiêm trọng tới não bộ của bé.

Mới đây, một bà mẹ họ Trần ở Giang Tô, Trung Quốc đã đưa con gái 7 tháng tuổi tới bệnh viện kiểm tra. Nguyên nhân bởi con gái cô đột nhiên trở nên ngoan ngoãn và ngủ say li bì một cách bất thường. Trong khi trước đó bé là một đứa trẻ thường xuyên quấy khóc. Dù con ngủ ngon là điều đáng mừng nhưng sự thay đổi đó quá đột ngột và kì lạ là bé có dấu hiệu ngủ không thức dậy để ăn khiến cô Trần không khỏi lo lắng.

Con gái 7 tháng hay quấy khóc bỗng ngủ li bì, mẹ lo lắng đưa bé đi khám thì chết điếng khi biết nguyên nhân-1Vụ việc được Đài PTTH Giang Tô, Trung Quốc đưa tin.

Sau khi kiểm tra cho bé gái 7 tháng, các bác sĩ kết luận đứa trẻ bị tổn thương não bộ do hội chứng rung lắc ở trẻ. Cô Trần không khỏi sững sờ khi biết nguyên do. Lúc này cô mới nhận ra, những hành vi dỗ dành bé của các thành viên trong gia đình không ngờ lại mang lại nguy hiểm cho đứa trẻ. Nhất là chồng cô Trần còn thường tung con lên cao để bé cười vui và nín khóc. Đồng thời, dạo gần đây cô thấy con có biểu hiện lờ đờ, chậm chạp, tinh thần không được tốt.

Thực tế còn rất nhiều trường hợp tương tự như cô Trần, khi mà cha mẹ không trang bị cho mình đủ kiến thức chăm sóc trẻ nhỏ, vô tình biến những hành động yêu thương, dỗ dành con trở thành tác nhân gây nguy hiểm cho bé. Chính vì vậy, cha mẹ cần tìm hiểu để nắm chắc kiến thức về hội chứng rung lắc ở trẻ để tránh tuyệt đối hành vi rung lắc trong quá trình chăm sóc con.

Hội chứng rung lắc ở trẻ em và những nguy hiểm đối với trẻ

- Hội chứng rung lắc thường xuất hiện ở trẻ em dưới hai tuổi, tập trung ở độ tuổi từ sơ sinh đến 8 tháng. Khi hội chứng rung lắc xuất hiện ở độ tuổi sơ sinh được gọi là hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh.

Con gái 7 tháng hay quấy khóc bỗng ngủ li bì, mẹ lo lắng đưa bé đi khám thì chết điếng khi biết nguyên nhân-2


Ở độ tuổi này, khối lượng đầu trẻ chiếm tỉ trọng lớn, khoảng 1/4 trọng lượng cơ thể, các cơ cổ còn yếu chưa giữ được sức nặng của đầu. Não bộ trẻ chưa phát triển, xương sọ mềm, màng não mỏng, có khoảng trống giữa não và xương sọ nên khi trẻ bị rung lắc, nhất là khi bị tung hứng, quay tròn mạnh, khối não sẽ di chuyển theo quán tính và va đập vào xương sọ gây tổn thương não nặng nề. Lực va chạm này sẽ đột ngột tăng lên nếu đầu trẻ bị va chạm vào bề mặt cứng.

Hội chứng rung lắc ở trẻ em được so sánh tương tự như người lớn bị tai nạn chấn thương sọ não.

- Chỉ cần rung lắc trong 5 giây trẻ đã có thể gặp nguy hiểm. Tùy theo tình trạng tổn thương sẽ ảnh hưởng đến trẻ ở các mức độ khác nhau, tuy nhiên phần lớn đều hết sức nặng nề. Nếu nặng trẻ có thể tử vong do hậu quả của xuất huyết não, tăng áp lực nội sọ thứ phát sau phù não hoặc xé rách mô não. Các di chứng thần kinh do hội chứng rung lắc có thể gặp như bại não, liệt, xuất huyết võng mạc, giảm thị lực, mù, điếc, động kinh, co giật...

Ngay cả tổn thương nhẹ cũng có thể làm trẻ chậm phát triển tinh thần, giảm khả năng học tập, không nói năng được lưu loát, trong đó có một số tổn thương chỉ phát hiện khi trẻ đã lớn, đòi hỏi phải điều trị chuyên sâu, lâu dài.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/tin-moi/con-gai-7-thang-hay-quay-khoc-bong-ngu-li-bi-me-lo-lang-dua-be-di-kham-thi-chet-dieng-khi-biet-nguyen-nhan-219196

tai nạn trẻ em

Nuôi con


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.