Đứa trẻ tức giận hất đổ bát mì, nhân viên phục vụ định dọn nhưng lời nói của người mẹ khiến ai cũng sốc!

Thái độ và lời nói của người mẹ này rất đáng học hỏi.

Cuối tuần trước, chị Lý đưa con trai đi học thêm ở Cung thiếu nhi. Do sáng dậy muộn, chưa kịp làm bữa sáng nên trên đường đi hai mẹ con đã tạt vào nhà hàng để ăn. Đến nơi, chị Lý gọi 2 bát mì, một cho chị và một cho con trai. Nhưng mì ở đây nhạt nhẽo lại có rất ít thịt, con trai chị Lý vớt mãi không thấy thịt đã rất khó chịu, trong cơn tức giận đứa nhỏ đã hất đổ bát mì, toàn bộ mì đều bị đổ hết ra bàn.

Đứa trẻ tức giận hất đổ bát mì, nhân viên phục vụ định dọn nhưng lời nói của người mẹ khiến ai cũng sốc!-1

Do hành động của đứa trẻ đã phát ra âm thanh khá to làm những người xung quang giật mình, nhân viên phục vụ cũng chạy ra xem đã xảy ra chuyện gì. Khi nhân viên phục vụ thấy một ít mì rơi vãi trên bàn đã vội đi lấy giẻ để lau, nhưng đã bị chị Lý ngăn lại. Chị nói với người phục vụ: “Em không phải dọn. Ai làm chuyện này người sẽ phải chịu trách nhiệm”

Chị Lý quay sang nói với con trai: "Con là người làm đổ bát mì. Con phải có trách nhiệm thu dọn hết chỗ mì này. Mẹ sẽ gọi cho con bát mì mới sau khi con đã dọn dẹp xong. Nếu con không dọn, con sẽ phải nhịn đói”.

Đứa trẻ tức giận hất đổ bát mì, nhân viên phục vụ định dọn nhưng lời nói của người mẹ khiến ai cũng sốc!-2

Đứa trẻ khi nhìn thấy vẻ mặt giận dữ và nghiêm khắc của mẹ đã đứng lên và tự dọn chỗ mì vừa hất đổ. Các khách hàng xung quanh đã rất ngạc nhiên sau khi chứng kiến và đều khen ngợi hành động của chị Lý

Khi trẻ làm sai, thái độ của cha mẹ là điều quan trọng!

1. Thảo luận vấn đề và để trẻ chịu trách nhiệm.

Như chị Lý, khi con trai làm điều sai, chị không bảo vệ, cũng không thiên vị, hơn nữa chị để đứa trẻ gánh vác trách nhiệm với hành động mình đã gây ra.

Khi trẻ mắc lỗi, điều cha mẹ nên làm không phải là ưu ái trẻ mà là bắt trẻ phải chịu trách nhiệm về những gì chúng đã làm và sau đó thực hiện nghĩa vụ của mình, đây là thái độ mà cha mẹ nên có.

2. Khi cần thiết, chúng ta có thể giúp các con gánh vác trách nhiệm

Tất nhiên, nếu cha mẹ để con cái chịu trách nhiệm không có nghĩa là mọi việc đều dồn hết cho con cái, nếu con cái thực sự không chịu nổi thì cha mẹ cũng có thể tham gia giúp đỡ con. Nhưng tiền đề là đứa trẻ phải đóng vai trò chủ đạo chứ không phải vai trò phụ.

3. Để trẻ nói lời xin lỗi

Ngoài hành động, biểu hiện cảm xúc và lời nói cũng rất quan trọng. Khi trẻ làm điều gì sai, không chỉ để trẻ chịu trách nhiệm mà còn để trẻ bày tỏ lời xin lỗi đến những người đã bị tổn thương, chỉ bằng cách này, trẻ mới có thể nhận ra lỗi lầm của mình.

Theo Lệ Mỹ - Vietnamnet


nuôi dạy con cái


Không muốn làm mẹ vì nỗi đau quá khứ đeo bám
Anh đã đến phá "lớp băng giá" quanh cô. Và cô đã hoàn toàn đổ gục vì anh đồng ý chỉ cần hai vợ chồng là đủ. Nhưng mới cưới hơn 2 tháng thì cô đã dính bầu. Cô thực sự không muốn sinh con vì những ám ảnh trong quá khứ…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.