- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hy hữu: Ngay giữa lòng thủ đô, sản phụ sinh con tại nhà vì mang thai 39 tuần đi khám được bác sĩ cho về
Mặc dù đã có dấu hiệu chuyển dạ song vì cổ tử cung chưa mở phân nào nên sản phụ này được bác sĩ cho về nhà, hẹn hôm sau vào khám lại.
Chuyện sinh nở đúng là không thể nói trước được điều gì, bởi mỗi sản phụ một cơ địa khác nhau, người sinh dễ, người sinh khó. Có người đau bụng vật vã, ra máu báo sinh chán chê vẫn chưa sinh được nhưng cũng có những trường hợp quá trình chuyển dạ nhanh đến mức trở tay không kịp dẫn đến tình huống đẻ rơi hy hữu.
Trường hợp của sản phụ Nguyễn Minh Phượng (35 tuổi, hiện đang sống ở Hà Nội) xảy ra mới đây khiến nhiều người phải thốt lên đúng là chuyện thật như đùa giữa lòng thủ đô.
Chị Nguyễn Minh Phương, chị gái của sản phụ Minh Phượng cho biết chị Phượng mang thai lần 2 được 39 tuần, gần đến ngày dự kiến sinh (12/7), ngày nào chị cũng vào bệnh viện khám, chạy máy monitor...
Sau khi từ bệnh viện về nhà, chị Phượng bị vỡ ối và sinh con ngay tại nhà.
Trưa ngày 6/7, chị Phượng ra máu báo sinh nên 2h chiều chị lại đến bệnh viện để kiểm tra. Gần 17h thì chị Phượng có dấu hiệu đau bụng nên xin bác sĩ được ở lại viện theo dõi. Tuy nhiên, sau khi thăm khám và thấy cổ tử cung chưa mở phân nào nên bác sĩ đã cho chị Phượng về nhà, hẹn hôm sau đến theo dõi tiếp vì bệnh viện không có chỗ.
"Sau khi về đến nhà, khoảng 17h30 thì em gái mình vỡ ối. May mắn nhà mình phúc lớn, con gái bác hàng xóm làm điều dưỡng ở bệnh viện Bạch Mai đến thăm mẹ, thấy vậy nên cô ấy đỡ đẻ cho. Trộm vía bác mát tay nên 2 mẹ con đã mẹ tròn con vuông. Em bé chào đời lúc hơn 18h. Sinh xong thì cũng là lúc tắc đường, gọi hết hơi xe cấp cứu mới tới nơi, cả nhà chờ đợi như ngồi trên đống lửa" - chị Phương chia sẻ.
Sau đó, mẹ con chị Phượng được đưa đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Tại đây, các bác sĩ cắt dây rốn cho bé, mẹ được lấy nhau thai, theo dõi và xử lý chảy máu, nhiễm khuẩn sau sinh, tiêm huyết thanh chống uốn ván...
Em bé phải nằm tại phòng chăm sóc đặc biệt vì sợ bị nhiễm trùng rốn. Hiện tại sức khỏe của mẹ và bé đã ổn định. Chị Phương cho hay nếu bé sinh ở viện thì hôm nay là được về nhà rồi nhưng vì đẻ rơi nên phải ở viện theo dõi thêm. Chị gái sản phụ đẻ rơi cũng nói thêm, chị muốn chia sẻ câu chuyện của em gái mình tới tất cả những mẹ bầu khác để rút kinh nghiệm, tránh rơi vào trường hợp tương tự.
Cả mẹ và bé sau đó đã được đưa vào bệnh viện Phụ sản Hà Nội để thực hiện cắt rốn cho bé, lấy nhau thai cho mẹ và theo dõi sức khỏe cho hai mẹ con.
Mặc dù đẻ rơi trong thời buổi hiện nay là trường hợp hiếm gặp song cũng không ít mẹ đã rơi vào hoàn cảnh này. Đẻ rơi là tình trạng sinh đẻ không an toàn cho cả mẹ và con. Các bác sĩ sản khoa khuyến cáo những trường hợp đẻ rơi dễ gặp nguy hiểm như nhiễm trùng cả mẹ và bé, biến chứng khi sinh... Chính vì thế để tránh tình trạng đẻ rơi, thai phụ nên đi khám thai định kỳ và theo dõi chặt chẽ sức khỏe thai sản, đặc biệt là khi gần tới ngày sinh.
Khi có những dấu hiệu chuyển dạ như đau bụng, ra máu, nước âm đạo... thai phụ cần nhập viện sớm để được xử trí kịp thời.
Nếu không may có người nhà bị đẻ rơi, người thân phải hết sức bình tĩnh và thực hiện những bước sau để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé:
- Cẩn thận đỡ em bé bằng 2 tay.
- Lau khô, ủ ấm cho bé bằng khăn hay vải có ngay tại thời điểm đó.
- Dùng một sợi dây nhỏ, mềm ngay tại chỗ, có thể là dây rút, dây được xé từ vạt áo... để buộc chặt dây rốn và lưu ý là nên buộc càng xa vị trí bám của dây trên bụng bé càng tốt.
- Không được phép cắt dây rốn.
- Cho mẹ ôm bé để không nhiễm lạnh.
- Chuyển mẹ và bé đến cơ sở y tế gần nhất để tiếp tục theo dõi và xử lý.
Theo Nhịp Sống Việt
-
Làm mẹ1 giờ trướcViệc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
-
Làm mẹ5 giờ trướcThực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.
-
Làm mẹ17 giờ trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
-
Làm mẹ23 giờ trướcTrong nhịp sống hiện đại, nhiều bậc phụ huynh lo ngại khi con mình ngày càng ít vận động, chủ yếu dành thời gian cho việc học và các thiết bị điện tử. Thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Giúp con cân bằng giữa học tập, thư giãn và vận động là điều trăn trở của nhiều bậc cha mẹ.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTheo các chuyên gia, thế hệ gen Z rất mong muốn được tôn trọng sự khác biệt, khao khát được lắng nghe, thấu hiểu. Chỉ khi đó mới có thể “bắt sóng” được các em và đồng hành về tinh thần.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
-
Làm mẹ1 ngày trướcTS. Vũ Việt Anh - Chuyên gia giáo dục nhận định, vấn đề trẻ chịu áp lực từ học tập dẫn tới hành động tiêu cực như bỏ nhà đi, thậm chí tìm đến cái chết là thực trạng đau lòng mà những người làm giáo dục và tâm lý phải đối mặt hàng ngày.
-
Làm mẹ1 ngày trướcCha của tỷ phú Facebook từng đưa ra 2 lựa chọn cho con trai: Hoặc là có cơ hội học tại Harvard, hoặc là ông sẽ mua một cửa hàng nhượng quyền McDonald's để anh điều hành.
-
Làm mẹ2 ngày trướcĐược ví như những bông tuyết, thế hệ học sinh, sinh viên gen Z, gen Alpha (sinh ra từ năm 2000 đến nay) vừa long lanh, vừa dễ gãy vỡ. Những gì các em biểu hiện chỉ là phần nổi của những tích tụ lâu ngày không được tháo gỡ.
-
Làm mẹ2 ngày trướcỞ nhà “cháu nó ngoan lắm”, đến trường là trò giỏi nhưng ra đường, nhiều học sinh, sinh viên lột xác thành một con người khác khiến phụ huynh, giáo viên ngơ ngác “đứng hình”. Vậy điều gì đang xảy ra với nhiều bạn trẻ sinh trong khoảng năm 1997 - 2012?
-
Làm mẹ3 ngày trướcNếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…
-
Làm mẹ3 ngày trướcChuyên gia khuyến cáo, việc sử dụng tràn lan các loại thuốc nam, thuốc cam không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe của trẻ.
-
Làm mẹ4 ngày trướcChuyện căng thẳng trong gia đình chị Thuận (ở quận Tân Bình, TPHCM) bắt đầu từ việc cậu con trai tốt nghiệp đại học, xin được việc làm và muốn bố mẹ cho ra… ở riêng.