Khi các bà chế biến thức ăn cho cháu rất dễ rơi vào 10 hiểu lầm này, mẹ thông thái cần dừng ngay

Khi phải đi làm bận rộn và giao con cho bà nội hoặc bà ngoại chăm sóc giúp thì mẹ cũng nên quan sát xem bà có mắc phải 10 sai lầm dưới đây khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ hay không.

Người cao tuổi thường chậm tiếp thu kiến thức mới khi về già, hoặc tiềm thức họ không muốn tìm hiểu kiến thức mới, hơn nữa nhiều người còn mang tâm lý luôn cho là mình đúng, mình thừa kinh nghiệm sống để biết phải làm gì ngay cả trong việc chăm sóc những đứa trẻ thời đại mới.

Khi các bà chế biến thức ăn cho cháu rất dễ rơi vào 10 hiểu lầm này, mẹ thông thái cần dừng ngay-1

Tuy nhiên, việc bổ sung thức ăn cho trẻ bằng những bữa ăn dặm là một quá trình rất quan trọng, nếu không thực hiện đúng và tốt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, hoặc khiến trẻ hình thành thói quen ăn uống không tốt, về lâu dài còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống của đứa trẻ. Mẹ cần hết sức lưu ý điều này.

Mẹ là người có trách nhiệm đầu tiên đối với con, kể cả khi phải đi làm bận rộn và giao con cho bà nội hoặc bà ngoại chăm sóc giúp thì mẹ cũng nên quan sát xem bà có mắc phải 10 sai lầm dưới đây khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ hay không. Nếu có thì mẹ cần lập tức can thiệp một cách khéo léo để dừng việc đó lại càng sớm càng tốt, đừng do dự vì sợ làm mất lòng các bà bởi càng để lâu sẽ càng gây hại cho trẻ.

1: Thêm muối khi chế biến thức ăn cho trẻ

“Đồ ăn nhạt nhẽo sao mà trẻ nuốt nổi?” là suy nghĩ chung của nhiều người già và họ đã tự động thêm muối vào món ăn dặm cho trẻ kể cả khi bố mẹ trẻ nói không cần cho muối. Trên thực tế, trẻ không cần bổ sung muối trước một tuổi, vì thức ăn tự nhiên đã chứa đủ natri cho nhu cầu tăng trưởng và phát triển của trẻ, việc bổ sung muối sẽ gây gánh nặng cho trẻ.

Khi các bà chế biến thức ăn cho cháu rất dễ rơi vào 10 hiểu lầm này, mẹ thông thái cần dừng ngay-2

2: Bữa ăn của trẻ sử dụng nguyên liệu như người lớn 

Nhà bếp có nguyên liệu gì thì sử dụng luôn những nguyên liệu đó để chế biến thực đơn cho trẻ - Đó là cách làm chưa phù hợp, nhất là thời điểm trẻ bắt đầu ăn dặm bổ sung. Ví dụ, dầu ăn, nước mắm của người lớn có những thành phần khác với loại chuyên dụng cho trẻ con, khi trẻ ăn vào sẽ không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu của trẻ, thậm chí có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Việc sử dụng các loại thực phẩm cũng vậy, đồ ăn cho trẻ phải ưu tiên những nguyên liệu lành tính, đảm bảo vệ sinh, tốt cho tiêu hóa…

3: Cơm canh là thức ăn bổ sung tốt nhất

Một số người cao tuổi nói rằng cơm canh là “dầu gạo”, có đầy đủ chất và dễ ăn nên có thói quen làm cơm canh cho trẻ ăn bổ sung.

Tuy nhiên trên thực tế, giá trị dinh dưỡng của cơm canh rất thấp vì một lượng lớn là nước, một lượng nhỏ carbohydrate, protein, chất béo và các khoáng chất khác nhau về cơ bản không có. Việc cho trẻ uống nước cơm canh không khác nhiều so với uống nước lã nhưng sẽ làm giảm ăn các thức ăn khác và dễ dẫn đến suy dinh dưỡng.

Khi các bà chế biến thức ăn cho cháu rất dễ rơi vào 10 hiểu lầm này, mẹ thông thái cần dừng ngay-3

4: Nước hầm xương bổ sung canxi

Đây là quan niệm sai lầm của rất nhiều người, đặc biệt là những người cao tuổi. Vì vậy họ thường xuyên hầm xương lấy nước để chế biến món ăn cho trẻ, xong thực chất canxi trong nước hầm xương không có bao nhiêu mà chủ yếu vẫn còn trong xương.

Jiang Zhuoqin, một chuyên gia dinh dưỡng đã từng nghiên cứu và kết luận hàm lượng canxi trong nước hầm xương gần như tương đương với nước máy. Do đó, nếu cho trẻ ăn nước hầm xương, thay vì bổ sung canxi thì lại bổ sung nhiều chất béo sẽ không có lợi cho trẻ.

5: Nước trái cây tốt hơn trái cây

Nhiều loại trái cây trẻ chưa thể ăn được khi còn nhỏ nên người lớn đã ép trái cây lấy nước cho trẻ uống và nghĩ rằng nó tốt hơn cả trái cây. Xong Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã khuyến cáo không nên cho trẻ uống nước hoa quả trước 1 tuổi, vì nước hoa quả chứa nhiều đường fructose, chất xơ bị phá hủy, khiến trẻ dễ bị hỏng răng khi uống.

6: Cho bé ăn thức ăn đặc từ bình

Một số người bà, người mẹ cảm thấy dùng bình bú để cho trẻ ăn bổ sung rất tiện lợi, thế nhưng làm như vậy thì thức ăn phải nghiền rất nhỏ, trộn lẫn vào nhau và phụ thuộc vào người lớn trong thời gian dài sẽ không có lợi cho trẻ. Trẻ cần được tự ăn và khi ăn bổ sung trẻ cần tập nhai, tập cảm nhận từng loại thức ăn khác nhau để nâng cao khả năng ăn uống cũng như trải nghiệm phong phú các loại thực phẩm.

Khi các bà chế biến thức ăn cho cháu rất dễ rơi vào 10 hiểu lầm này, mẹ thông thái cần dừng ngay-4

7: Không uống sữa sau khi trẻ đã lớn

Nhiều người lớn tuổi quan niệm trẻ đã lớn và có những bữa ăn nhiều dinh dưỡng rồi thì không cần cho trẻ uống nhiều sữa ngoài nữa. Trên thực tế, những bữa ăn trẻ ăn dặm trước một tuổi đều là thức ăn bổ sung và đường tiêu hóa của trẻ còn tương đối yếu, nên thức ăn chính của trẻ vẫn phải là sữa.

Vì vậy mẹ cần đảm bảo lượng sữa cho trẻ trước khi cho trẻ ăn bổ sung. Trước khi trẻ 1 tuổi lượng sữa thường ít nhất là 600 ml một ngày, nếu nhiều hơn thì có thể đạt 1000 ml thậm chí 1200 ml sữa. Các thức ăn bổ sung khác mỗi ngày chỉ ăn 1 đến 2 lần.

8: Nước ép rau củ có thể “chữa cháy” việc trẻ không thích ăn rau

Nhiều người cao tuổi thấy trẻ không thích ăn rau xanh nên nghĩ ra cách ép nước rau củ cho trẻ uống bù. Vậy nhưng thực tế cho thấy, nước trong nước rau chỉ có axit oxalic và một lượng vi lượng vitamin, hơn nữa trẻ có thể bị ngộ độc nitrit nếu uống nước rau sau bữa ăn hoặc để qua đêm. Do đó, tốt nhất mẹ nên tập cho bé ăn rau củ bình thường trong bữa ăn, còn sau khi trẻ ăn thức ăn đặc, tốt nhất hãy uống nước lọc.

9: Dùng chung đồ dùng với trẻ em

Cơ thể trẻ em tương đối yếu, nếu dùng chung bộ đồ ăn với người lớn, mầm bệnh trên người lớn, đặc biệt là vi khuẩn Helicobacter pylori trong đường tiêu hóa rất dễ lây sang trẻ và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Vì vậy, sau khi trẻ ăn bổ sung, nên sử dụng bát, thìa riêng cho trẻ, tránh dùng chung bộ đồ ăn, thậm chí ngăn cản các bà thử thức ăn của trẻ bằng miệng.

Khi các bà chế biến thức ăn cho cháu rất dễ rơi vào 10 hiểu lầm này, mẹ thông thái cần dừng ngay-5

10: Không để trẻ tự ăn

Nhiều bà thích xúc cho trẻ ăn vì thấy trẻ tự ăn lâu và hay văng vãi, bẩn. Xong Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo khi cho trẻ ăn bổ sung, miễn là trẻ tự chịu ăn thì hãy để trẻ tự xúc ăn.

Tự ăn có thể rèn luyện các kỹ năng vận động tốt, giúp phát triển trí não của trẻ, thông minh hơn, và còn ngăn ngừa chứng kén ăn, biếng ăn ở trẻ.

Theo V.K - Vietnamnet


chăm sóc con

Ăn Dặm

Nuôi Dạy Con


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.