Mẹ bầu sinh con thứ 2 lúc khuya, chỉ có con gái đang đợi ngoài phòng sinh, câu nói của cô bé khiến nữ y tá bật khóc

Mọi người thường nói "chửa đẻ cửa mả" nhằm ngụ ý việc sinh con rất vất vả và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho cả sản phụ và em bé. Vì vậy, khi sản phụ đi sinh, rất cần người thân bên cạnh để hỗ trợ kịp thời.

Tuy nhiên, trường hợp của mẹ bầu dưới đây thật đặc biệt.

Cô Trương (Trung Quốc) sinh con thứ 2 vào đêm khuya, ngoài phòng sinh chỉ có cô con gái lớn đang chờ, còn bố thì chẳng thấy đâu.

Dù không có người lớn chăm sóc nhưng cuối cùng cô Trương cũng hạ sinh một bé trai suôn sẻ và khỏe mạnh, hai mẹ con đều bình an vô sự. Tình huống chỉ có con gái chăm mẹ như thế này không phổ biến ở bệnh viện, vì vậy khi y tá nhìn thấy con gái của cô Trương, cô ấy không khỏi bất ngờ mà thốt ra câu hỏi: "Cha của con đâu?"

Mẹ bầu sinh con thứ 2 lúc khuya, chỉ có con gái đang đợi ngoài phòng sinh, câu nói của cô bé khiến nữ y tá bật khóc-1

Cô bé nói: “Bố nói mệt quá nên về nghỉ ngơi trước, để con ở đây chăm sóc mẹ”. Câu nói của cô gái nhỏ khiến các y, bác sĩ xúc động lắm. Cô bé này thật hiểu chuyện, không chỉ phải chịu cảnh “thất sủng” sau khi có thêm em trai, mà còn phải cáng đáng cả nhiệm vụ chăm mẹ, quả là đáng thương.

Thực tế cho thấy, trong các gia đình ngày nay, việc thiếu vắng sự đồng hành của người bố trong cuộc sống hàng ngày không phải là chuyện hiếm. Khi trẻ lớn lên trong những gia đình ấy, chúng sẽ rất cô đơn vì phải trưởng thành một mình và âm thầm. Mặc dù bề ngoài những đứa trẻ này có vẻ tương đối mạnh mẽ, nhưng sâu thẳm bên trong chúng đều rất mong được cha/mẹ chăm sóc, yêu thương. Vậy những đứa trẻ có thể sẽ bị ảnh hưởng gì khi thiếu vắng sự đồng hành của người cha?

1. Tính cách nhút nhát

Trong gia đình, người cha luôn thể hiện phần mạnh mẽ, quyết đoán và nam tính. Khi trẻ lớn lên dưới sự chăm sóc của người cha, trẻ sẽ bị ảnh hưởng một phần nào đó và sẽ khiến tính cách của chúng trở nên tích cực, lạc quan, dũng cảm. Nhưng nếu không có sự đồng hành của người cha, trẻ em có thể sẽ có xu hướng trở nên rụt rè và nhút nhát. Khi gặp những vấn đề khó khăn, phản ứng đầu tiên của trẻ thường là trốn tránh, những đứa trẻ như vậy khi lớn lên sẽ khó có thể làm được những việc gì to tát và không dám chịu trách nhiệm trước các vấn đề trong cuộc sống.

Mẹ bầu sinh con thứ 2 lúc khuya, chỉ có con gái đang đợi ngoài phòng sinh, câu nói của cô bé khiến nữ y tá bật khóc-2

2. Mặc cảm tâm lý

Một ví dụ điển hình và giúp chúng ta dễ hiểu nhất đó là khi trẻ đi học. Nếu trẻ được bố hoặc mẹ đưa đón, quan tâm, đương nhiên trẻ sẽ rất vui và hạnh phúc. Ngược lại, nếu đứa trẻ lớn lên mà chỉ có mẹ đón còn bố không bao giờ đón, sự thiếu hụt sự quan tâm của bố sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy tự ti, cảm giác ghen tị với những đứa trẻ khác bắt đầu xuất hiện trong lòng. Những đứa trẻ lớn lên trong môi trường như vậy thường phát triển tính cách dễ dãi khi lớn lên, sẽ mù quáng hạ thấp các yêu cầu của bản thân để làm người khác hạnh phúc và đối xử tốt hơn với mình.

3. Nhầm lẫn vai trò trong gia đình

Việc thiếu vắng sự đồng hành của người cha trong quá trình lớn lên thường khiến trẻ bối rối, đặc biệt là các bé trai. Một số trường hợp, nếu con trai chỉ có mẹ đồng hành cùng lớn lên, đứa trẻ có thể sẽ coi mẹ là hình mẫu, chúng sẽ bắt chước mẹ và trở nên nữ tính. Trẻ không biết một người đàn ông trông như thế nào, bởi vì hình ảnh tham chiếu của người bố hiếm khi xuất hiện trong cuộc sống của mình.

Và khi lớn lên, một cậu bé như vậy sẽ khó gánh vác trách nhiệm của một gia đình, có lẽ cậu ấy sẽ dễ thích nghi hơn với vai trò nữ giới, nên dù là trước hay sau khi kết hôn thì đều khó khăn cho cậu ấy, vì rất dễ bị lệch vai trò của bản thân. 

Mẹ bầu sinh con thứ 2 lúc khuya, chỉ có con gái đang đợi ngoài phòng sinh, câu nói của cô bé khiến nữ y tá bật khóc-3

Làm thế nào để điều hành gia đình nhỏ của riêng bạn?

Thiếu vắng sự đồng hành của người cha có thể dễ dàng ảnh hưởng đến quan điểm của đứa trẻ về hôn nhân. Đặc biệt là các bé gái, sau khi bước vào tuổi dậy thì, vì thiếu vắng sự đồng hành của người cha nên các em thường thèm muốn được người khác phái quan tâm chăm sóc. Tâm lý “thiếu thốn tình cảm” này khiến các em khi lớn lên thường bị lừa gạt và lợi dụng.

Vì vậy, các cô gái hoặc sẽ không còn tin tưởng vào hôn nhân, hoặc họ sẽ mù quáng đặt mình vào vị trí thấp kém để làm vui lòng vị hôn phu.

Nhiều người cha có thể sẽ nghĩ rằng việc kiếm tiền là quan trọng nhất để các con có cuộc sống tốt đẹp hơn, tất cả những gì họ làm đều là vì lợi ích của con cái. Nhưng các ông bố thường không biết rằng đối với con cái của họ, sự bầu bạn của người cha là món quà tốt nhất và vô giá cho con mình trong quá trình lớn lên.

Kết luận: Là người trụ cột trong gia đình, các ông bố phải gánh vác chi tiêu của cả nhà, áp lực công việc cao nên việc ít dành thời gian cho con ở nhà là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, các ông bố cũng không thể lấy đó làm cái cớ mà phó mặc con cái cho mẹ một mình chăm sóc. Trẻ em cần sự hỗ trợ của cả cha và mẹ để lớn lên khỏe mạnh, toàn diện. Nếu vắng mặt người cha trong quá trình phát triển thường sẽ khiến trẻ rụt rè, yếu đuối, nhạy cảm hơn bạn bè đồng trang lứa. Vì vậy, là người cha, chúng ta phải cân bằng mối quan hệ giữa gia đình và công việc, nên cùng vợ chăm sóc và nuôi dưỡng các con để tuổi thơ của trẻ thật vui tươi và hạnh phúc.

Theo An Nhiên - Vietnamnet


sinh con

Nuôi Dạy Con


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.