Nếu chuẩn bị cho con ra ngủ phòng riêng, bố mẹ cần nhớ ngay 8 gợi ý này để mọi việc diễn ra thật nhẹ nhàng và vui vẻ

Trước bất cứ sự thay đổi nào với bé, bố mẹ cũng cần có một sự chuẩn bị hết sức kỹ càng.

"Mấy tuổi thì có thể cho con ngủ phòng riêng?" – đây là câu hỏi sẽ không bao giờ có câu trả lời chính xác, mà quyết định sẽ nằm ở đánh giá của phụ huynh. Bất cứ khi nào bố mẹ nghĩ rằng con đã sẵn sàng để ngủ một mình trong phòng của con, và muốn thiết lập lại sự riêng tư trong phòng ngủ của người lớn thì hãy tập cho con ngủ trong phòng riêng của con. 

Dưới đây là những gợi ý để việc chuyển phòng của con diễn ra trong nhẹ nhàng và vui vẻ:

1. Xác định đây là việc cần thời gian: Có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng. Đối với con, đây là một sự thay đổi lớn, hãy cho con thời gian đủ để con quen với khái niệm mới và dần dà thích nghi, đặc biệt nếu con là một em bé nhạy cảm và chậm thích nghi với môi trường mới.

2. Tạo không khí thật hào hứng và kích thích sự hiếu kỳ của con khi nói về sự thay đổi này. Bố mẹ có thể bắt đầu gọi con là "người lớn" hay là "em lớn", con không còn là "em bé" nữa. Nói cho con biết "mình lớn rồi nên mình ngủ phòng lớn", "ngày xưa mình còn là em bé nhỏ xíu nên mình mới ngủ trong phòng của em bé"… 

Nếu chuẩn bị cho con ra ngủ phòng riêng, bố mẹ cần nhớ ngay 8 gợi ý này để mọi việc diễn ra thật nhẹ nhàng và vui vẻ-1
Đừng nghĩ "Trẻ con thì biết gì", đây là 3 nguyên tắc cần dạy con càng sớm càng tốt

3. Tránh những giai đoạn nhạy cảm: Như khi con đang tập bỏ bỉm, bắt đầu đi học, chuyển trường, con đang bị bệnh, gia đình chuẩn bị đi chơi dài ngày… Đặc biệt, nếu con chuẩn bị có em và bố mẹ muốn con chuyển sang phòng riêng, hãy làm việc này thật sớm trước khi em ra đời. Đừng để sát đến ngày chào đời của em bé nhỏ mới chuyển con sang phòng riêng, con sẽ cảm thấy bị tổn thương vì bị em "giành" mất vị trí. 

4. Rủ con cùng trang trí phòng mới: Cho con quyết định bày biện và lựa chọn, sắp xếp theo ý con. Mang dần các món đồ yêu thích, thân thuộc của con sang phòng mới và hỏi xem con muốn đặt những món đồ đó ở vị trí nào trong phòng của con. Chọn drap giường có nhân vật hoạt hình con yêu thích. Cùng con dán một biểu tượng hay bảng tên trước cửa phòng, để đánh dấu đây là phòng riêng của con. 

5. Cho con làm quen trước với phòng mới: Bằng cách rủ con vào phòng chơi, làm các hoạt động yêu thích của con trong phòng mới. Hãy làm những việc như: Tạo góc đọc sách, lựa chọn quần áo con mặc mỗi ngày hay thay quần áo trong phòng riêng của con. 

Nếu chuẩn bị cho con ra ngủ phòng riêng, bố mẹ cần nhớ ngay 8 gợi ý này để mọi việc diễn ra thật nhẹ nhàng và vui vẻ-2


6. Bắt đầu với những giấc ngủ ngày trong phòng mới. Sau khi con đã quen ngủ giấc ngày trong phòng mới được vài tuần, dần dần tập chuyển qua giấc ngủ đêm trong phòng của con.

7. Duy trì trình tự đi ngủ như cũ: Khi bố mẹ quyết định con sẽ bắt đầu ngủ đêm trong phòng mới, hãy làm tất cả mọi hoạt động trước giờ đi ngủ của con giống hệt như cũ, để nếp sinh hoạt không bị xáo trộn quá nhiều. 

8. Nên dùng monitor có màn hình theo dõi khi con ngủ trong phòng một mình, để đảm bảo an toàn ngủ cho con nếu tuổi con còn nhỏ.

 

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/neu-chuan-bi-cho-con-ra-ngu-phong-rieng-bo-me-can-nho-ngay-8-goi-y-nay-de-moi-viec-dien-ra-that-nhe-nhang-va-vui-ve-162200310212916422.htm

cách chăm con


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.