Bố mẹ luôn sử dụng cách nói này chẳng trách muốn con nghe lời nhưng càng nói trẻ lại càng phản kháng lại

Bố mẹ luôn muốn dạy con, muốn con nghe theo những điều bản thân cho là tốt đẹp và đúng đắn mà quên dừng lại một tý xem thông điệp, cách nói, cách truyền tải của mình có được trẻ hiểu đúng chưa để đi đến việc thực thi chúng.

Trong công cuộc nuôi dạy một đứa trẻ, chắc chắn ai cũng từng phải đối mặt với những giây phút bé bướng bỉnh không chịu nghe lời, thậm chí bố mẹ càng nói, con lại càng phản kháng lại chứ không chịu làm theo hướng dẫn như mong muốn. Tại sao vậy?

Bố mẹ luôn sử dụng cách nói này chẳng trách muốn con nghe lời nhưng càng nói trẻ lại càng phản kháng lại-1

Theo các nhà tâm lý học, đây là một thực tế phổ biến và nguyên nhân không hoàn toàn do trẻ bướng hay hư mà lỗi rất có thể xuất phát từ những lời nói và hành động thiếu khoa học của bố mẹ hàng ngày. Dưới đây là tập hợp những câu nói lỗi cơ bản mà phụ huynh hay mắc phải, nói nhưng chẳng khác nào bảo con đừng nghe lời, bố mẹ nên tham khảo để dạy bảo con cái dễ dàng và hiệu quả hơn.

1. Nói quá nhiều!

Trẻ em không có khả năng cùng một lúc làm được nhiều thứ, hoặc 1 công việc mà đòi hỏi rất nhiều bước tổng hợp trong đó. Vì vậy khi con không thể thực hiện những gì bạn nói, hay không hiểu, hãy dừng lại và suy nghĩ cách truyền tải khác để con hiểu.

Lời khuyên cho bạn là khi muốn con làm điều gì đó, hãy bắt đầu từng chỉ dẫn một, nói to, chậm và rõ sau đó yêu cầu con lặp lại, xem con có hiểu chỉ dẫn này để thực hiện chưa trước khi qua bước tiếp theo. 

2. Nghe như có vẻ được lựa chọn “Không”

Khi muốn con ăn tối, nhưng bố mẹ lại nói là “Con có muốn ăn tối không?”. Như thế, bố mẹ đã không đưa ra chỉ dẫn chính xác về yêu cầu phải ăn tối mà lại cho con quyền lựa chọn nói “Không” khiến trẻ làm ngược lại điều bố mẹ mong muốn.

Thay vào đó, để đạt mục đích của mình, phụ huynh nên đưa ra các chỉ dẩn trực tiếp và dùng từ ngữ lạc quan như: “Đã đến lúc phải ăn xong buổi tối rồi con ạ” Hay “Con cần phải ăn tối với gia đình ngay bây giờ!”.

3. Đe dọa con

Bạn có từng đe dọa con là Mẹ sẽ vất đồ chơi này đi luôn và con sẽ không bao giờ nhìn thấy đồ chơi này nữa vì con không dọn dẹp đồ chơi này sau khi chơi xong? Hay nếu con không ăn thì con không được cái này, cái kia? Hay con sẽ bị như thế này …. nếu con…..

Đây là những lời đe dọa trống rỗng, vì thực tế bạn vẫn luôn không thực hiện. Hậu quả của nó đem lại là con bạn sẽ dần nhận ra và chẳng coi trọng những gì bạn đe dọa con sau này.

4. Không tuân theo quy tắc

Thường chúng ta dạy con, yêu cầu con rất nhiều thứ, nhưng chính chúng ta lại không thực hiện hoặc luôn tìm lý do biện hộ cho việc đó. Ví dụ dạy con không la hét, nhưng thường ngày chín bản thân chúng ta vẫn la hét với con mỗi khi tức giận hay không vừa ý điều gì.

Khi đó, trẻ sẽ hiểu mình được phép la hét khi rơi vào tình huống tương tự, thậm chí nếu bị quát mắng vì việc đó trẻ còn sinh tâm lý ấm ức kiểu như “con làm giống bố mẹ sạo lại là sai?”. 

Chính vì vậy, để không bị phản tác dụng, người lớn trong nhà cũng tuân thủ nguyên tắc đã được đề ra cho con, để có thể thiết lập việc dạy con mọi giá trị hữu dụng sau đó.

Bố mẹ luôn sử dụng cách nói này chẳng trách muốn con nghe lời nhưng càng nói trẻ lại càng phản kháng lại-2

5. Không nhìn vào mắt con khi yêu cầu hay ra lệnh

Thường các bà mẹ đứng trong bếp, hay trong phòng kêu gọi và yêu cầu con làm việc gì đó. Việc này chẳng khác nào bảo con việc lắng nghe hay không, có vẻ không quan trọng lắm, hơn nữa chúng ta không thể chắc chắn dược là trẻ đã nắm bắt chính xác yêu cầu của mình hay chưa. Có những bé khi bị hỏi sao không làm việc mẹ nói sẽ trả lời là “con không nghe thấy mẹ bảo”, hay “con tưởng mẹ bảo”… là như vậy.

Vậy tốt nhất, bố mẹ nên tăng độ quan trọng của yêu cầy bằng cách gọi con đến và hãy lắng nghe mẹ nói khi mẹ nhìn vào mắt con. Hãy ngừng việc la hét lại, và hãy tập đưa con chỉ dẫn tích cực bằng hành động giao tiếp mắt với con khi nói chuyện, yêu cầu, ra lệnh con thực hiện việc gì. Hãy để con biết dừng lại và nghe mẹ nói đây.

6. Không gọi tên của con

Thực tế có những bé mải chơi, nếu không gọi đích danh có thể bé không biết là bố mẹ đang nói chuyện với mình, nhất là khi trong gia đình không phải có mỗi bé là trẻ con. Đôi khi có những bé tinh quái, dù biết bố mẹ đang bảo mình nhưng vẫn lờ đi và sẽ lấy cớ kiểu như con tưởng bảo anh A, chị B chứ không phải con…

Do đó, khi bạn gọi con để yêu cầu làm việc gì đó, hay chỉ để khiển trách con, hãy bắt đầu với việc gọi tên con to, lớn và rõ. Điều này cho con biết là bạn đang muốn nói chuyện trực tiếp với con, và yêu cầu con hãy lắng nghe.

7. Nói khi con đang giận dữ, khóc lóc

Thường chúng ta hay mắc lỗi là nói, giải thích với con khi con đang khóc, đang giận dữ. Chúng ta càng nói nhẹ nhàng bao nhiêu, con càng hét tướng lên làm điều ngược lại. Hãy đặt mình vào địa vị của trẻ để hiểu, chặng hạn khi bản thân bạn đang rất ức chế mệt mỏi mà một người khác cứ đứng cạnh giáo huấn bạn nên làm thế này thế kia thì bạn có tiếp thu được không hay càng bức bối hơn?

Vì vậy, bố mẹ hãy để con bình tỉnh trở lại, để các năng lượng tiêu cực bốc hơi đi, khi con đã về trạng thái bình thường chúng ta có thể yêu cầu con nói lại chuyện cần nói đó.

Bố mẹ luôn sử dụng cách nói này chẳng trách muốn con nghe lời nhưng càng nói trẻ lại càng phản kháng lại-3

8. Nói 1 lần và nghĩ con phải hiểu cho các lần tương tự

Trẻ con chưa có ý thức được như người lớn. Có những điều bé bạn đã từng dạy nhưng trẻ không nhớ và vẫn lặp lại lỗi sai. 

Khi đó bố mẹ cũng đừng vội mắng mỏ trách phạt trẻ, thay vào đó để tránh trẻ mắc lỗi chúng ta nên lặp lại yêu cầu. Nếu bạn muốn con nghe bạn hãy nói, cho dù việc bạn nói có thể lặp đi lặp lại rất nhiều lần và diễn ra hằng ngày. Nhưng khi cần vẫn phải nói lại như lần đầu, chứ không tự tưởng là con đã biết, con đã hiểu.

9. Không tổng kết và đưa ra kết luận cuối cùng

Khi bố mẹ yêu cầu, con có thái độ yên lặng hay lấp lửng, rõ là chưa đi đến sự đồng thuận hay có thể chưa hiểu vấn đề. Khi đó, bố mẹ nên đưa ra tổng kết cuối cùng thật ngắn gọn và xúc tích, sau đó hỏi con đã thực sự điều mình nói hay chưa. Bạn cần chắc chắn với bé là con phải thực hiện điều đó với giọng nói nghiêm túc, nhưng không quá khắt khe đe nẹt con.

Theo V.K - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.