Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng tuổi

7 tháng tuổi, bé đã quen dần với các bữa ăn dặm, nhu cầu và khả năng nhai, nuốt, tiêu hóa đồ ăn cũng tốt hơn.

Lúc này lưỡi của bé không chỉ biết đẩy ra đẩy vào mà còn biết đẩy lên đẩy xuống và dùng lưỡi để nghiền thức ăn. Bởi vậy, chế biến thức ăn cũng như thành phần, hàm lượng dinh dưỡng cũng cần được điều chỉnh cho phù hợp theo từng kiểu ăn dặm.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng tuổi-1

Bài viết dưới đây sẽ cùng tìm hiểu về nguyên tắc và thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng tuổi, Tintuconline mời độc giả cùng tham khảo.

# Nhu cầu dinh dưỡng của bé 7 tháng tuổi

So với những tháng đầu đời khi mà thức ăn chỉ toàn là sữa, trẻ 7 tháng tuổi sẽ phải bắt đầu khám phá ẩm thực với những trải nghiệm vô cùng thú vị. Sang giai đoạn này, sữa chỉ còn chiếm 60-70% khẩu phần ăn và 30-40% còn lại là thức ăn dặm. Trong đó, nguyên liệu để chế biến đồ ăn dănh cho bé được chia thành 3 nhóm chính: 

- Tinh bột: gạo, mì udon, khoai tây, bánh mì… 

- Vitamin, chất khoáng và chất xơ: các loại rau củ (cà rốt, bí đỏ, cà chua, súp lơ, rau cải bó xôi…) và hoa quả (chuối, táo, bơ…).

- Đạm: thịt gà, thịt cá trắng, đậu phụ… 

Ngoài ra mẹ cũng có thể kết hợp trái cây, rau củ vào khẩu phần ăn với tần suất khoảng 4 lần/ ngày, mỗi lần 2-3 muỗng cà phê. Theo chuyên gia với trẻ 7 tháng việc tiếp xúc nhiều với các thực phẩm sẽ giúp đường ruột phát triển tốt hơn, tránh được nguy cơ dị ứng.

# Nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng

Bé 7 tháng ít phụ thuộc vào sữa, vì vậy lúc này thực đơn cần phải cân bằng dinh dưỡng. Cụ thể:

1. Đảm bảo đủ chất:

Dinh dưỡng cho bé 7 tháng cần phải cung cấp đủ đạm, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Mẹ nên kết hợp một bữa ăn ngọt và mặn để bé thay đổi khẩu vị cũng như kích thích cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên theo các chuyên gia, ở giai đoạn này việc lên thực đơn cũng cần lưu ý:

- Với tôm và cua mẹ nên cho bé ăn thử lượng nhỏ. Nếu không dị ứng có thể tăng dần.

- Với thịt gà mẹ nên lựa chọn phần ức vì đây là chỗ có nhiều dinh dưỡng và thịt khá mềm.

- Với thịt lợn thì phần ít mỡ như chỗ thịt thăn sẽ ngọt và mềm.

-  Với cá mẹ nên lựa chọn cá có thịt trắng như cá chép, cá lóc để an toàn.

Ngoài ra mẹ cũng cần tăng cường rau củ để bé nhuận tràng và tốt cho hệ miễn dịch. Bữa ăn của bé cần phải dồi dào dinh dưỡng.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng tuổi-2

2. Lượng thức ăn phụ thuộc vào cân của bé

Cân nặng và lượng thức ăn của bé có mối liên hệ mật thiết với nhau. Một bé 8 kg sẽ cần thức ăn khác với bé 9kg. Vì vậy mẹ hãy quan sát cân nặng để lên thực đơn phù hợp với bé. Nếu trong 2 tháng con không tăng cân hoặc tăng quá ít thì chắc chắn rằng thực đơn đang bị thiếu hụt dinh dưỡng.

3. Cho con ăn đúng giờ

Ăn đúng giờ là quy tắc vô cùng quan trọng để bé tăng cân đều. Do đó mẹ hãy xây dựng lịch trình khoa học. Đồng thời duy trì cho bé bú mẹ hoặc uống sữa ngoài khoảng 600-700ml/ ngày. Khi chế biến đồ ăn cần phải hạn chế nêm nếm gia vị. Nếu bé ăn cháo, mẹ hãy nấu theo tỉ lệ 1:7 tức là 10g gạo thì cần 70ml nước.

# Một số thực đơn ăn dặm kiểu Nhật tiêu biểu cho bé 7 tháng tuổi và cách chế biến 

Khác với giai đoạn bắt đầu làm quen với ăn dặm, bé chỉ ăn được thức ăn loãng và mịn thì sang tháng thứ 7, bé có thể ăn được thực phẩm đa dạng hơn với đồ ăn đặc hơn, sệt, lợn cợn vụn thức ăn mềm. Vậy nên cách chế biến thức ăn cho bé cũng cần thay đổi phù hợp, cụ thể như sau:

- Đối với cháo gạo: mẹ nấu thành cháo tỉ lệ 1: 7 (1 gạo : 7 nước). Sau khi nấu, mẹ dùng thìa miết vào thành bát để có món cháo vỡ hạt.  

- Đối với rau củ quả: mẹ cần rửa sạch, nấu chín mềm sau đó giã nát hoặc băm nhỏ.

- Đối với các loại thịt cá, đậu phụ… có kết cầu mềm, sau khi nấu chín mẹ có thể dùng thìa hoặc dĩa để dằm nhỏ trước khi cho bé ăn. 

Số lượng bữa ăn dặm trong ngày cho bé 7 tháng tuổi nên tăng lên 2 bữa, thường là vào 10h sáng và 5h chiều. Thực phẩm cần thay đổi đa dạng hơn làm sao để đảm bảo thực đơn của bé có đủ 3 màu sắc đại diện cho 4 nhóm dinh dưỡng.

Sau đây là một số thực đơn mẫu:

* Cà rốt nghiền:

- Nguyên liệu: Cà rốt, cháo trắng đặc, nước dùng dashi loãng.

- Cách làm: Luộc cà rốt chín mềm, nấu cháo trắng đặc. Nghiên riêng 2 loại thức ăn, sau đó trộn chung, thêm nước dùng dashi để độ loãng và nhuyễn của hỗn hợp phù hợp với bé.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng tuổi-3

* Cháo bí ngô phô mai:

- Nguyên liệu: 1 miếng bí ngô, 1 viên phô mai, cháo trắng.

- Cách làm: Hấp chín bí ngô rồi nghiền cho mịn, nhuyễn. Cho bí đã tán nhuyễn vào đun với cháo trong khoảng 3 phút. Cuối cùng cho phô mai vào khuấy đều cùng với cháo là được.

* Sữa chua trái cây:

-  Nguyên liệu: 1 miếng cỡ 10g, 2 thìa cà phê sữa chua trắng.

- Cách làm: Dưa lưới hấp chín, sau đó nghiền nhỏ rồi trộn với sữa chua. Có thể dùng dâu, cam,…thay thế.

* Súp miso nấu khoai tây:

- Nguyên liệu: 4 lát khoai tây, 1 thìa cà phê tương miso, 60ml nước dùng.

- Cách làm: Cho khoai tây lát vào nước dùng, đun chín mềm nhừ. Cho thêm tương miso vào, đun thêm 2 phút nữa cho ngấm vào khoai. Mang ra nghiền nhuyễn tới độ thô bé ăn.

* Sữa đậu nành trộn chuối:

- Nguyên liệu: 1/8 quả chuối, 1 thìa súp sữa đậu nành.

- Cách làm: Chuối nghiền nhỏ, sau đó trộn chung với sữa đậu nành.

* Súp thịt gà băm nấu khoai môn:

- Nguyên liệu: khoai môn, thịt lườn gà, bột năng, nước dashi.

- Cách làm: Khoai môn đem gọt sạch vỏ, thái lát mỏng rồi đem hấp khoảng 2 phút. Khi khoai đã chín thì mẹ dùng thìa nghiền nhuyễn. Băm nhuyễn thịt gà. Sau đó đun với nước Dashi cho đến khi thịt gà chín mềm. Tiếp theo cho bột năng đã hòa tan vào. Cuối cùng, cho khoai môn vào khuấy đều. Chờ nguội là mẹ có thể cho bé ăn.

* Cháo thịt bò sốt cà chua:

- Nguyên liệu: Thịt băm, cà chua, cháo trắng.

- Cách làm: Rửa sạch và bỏ vỏ cà chua. Sau đó mẹ đem băm nhỏ cả hạt. Thịt bò sau khi rửa sạch cũng băm nhuyễn. Xào qua thịt bò với dầu ô liu. Sau đó tiếp tục cho cà chua vào xào tiếp. Đổ cháo ra bát. Cho hỗn hợp vừa xào vào cháo rồi khuấy đều.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng tuổi-4

* Cháo rau mâm xôi:

- Nguyên liệu: gạo, rau mâm xôi (hoặc súp lơ xanh).

- Cách làm: Món ăn dặm kiểu Nhật 7 tháng đơn giản. Mẹ chỉ cần chuẩn bị 1 chén cháo trắng. Rau mâm xôi sơ chế, luộc chín, nghiền nhuyễn cho vào giữ bát cháo. Hoặc cho vào máy xay xay nhuyễn cùng cháo. 

* Súp bánh mì và sữa:

- Nguyên liệu: ½ cup sữa và ¼ lát bánh mì ống.

- Cách làm: Bánh mì bỏ phần rìa cứng, xé nhỏ vào trong sữa, đun cho đến khi súp vừa sôi thì tắt bếp.

* Thạch lê tươi: 

- Nguyên liệu: 1/4 quả lê, 1/4 thìa cà phê gelatine, hoặc ½ thìa cà phê bột thạch, 1 thìa súp nước lạnh.

- Cách làm: Lê gọt vỏ, bỏ lõi, cắt hạt lựu, hấp chín mềm. Nghiền nhỏ lê, cho bột gelatine và nước vào hòa tan, sau đó cho vào lò vi sóng trong 30 giây để làm nóng. Cuối cùng để lạnh cho hỗn hợp đông thành thạch. 

* Cháo đậu cô ve và vừng đen:

- Nguyên liệu: đậu cô ve, cháo trắng, vừng đen.

- Cách làm: Sau khi luộc chín đậu cô ve thì mẹ vớt ra, nghiền nhỏ. Rang chín vừng đen rồi giã nhỏ. Múc cháo ra bát, đổ đậu cô ve nghiền lên trên. Cuối cùng là rắc vừng đen lên trên là đã hoàn thành món ăn cho trẻ. Cháo đậu cô ve và vừng đen rất tốt cho sự phát triển của con. 

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng tuổi-5

* Cháo lưỡi heo đậu Hà Lan bắp ngọt:

- Nguyên liệu: lưỡi heo, đậu Hà Lan, bắp ngọt, cháo trắng.

- Cách làm: Luộc chín đậu và bắp. Sau đó nghiền nhuyễn. Tiếp theo, lưỡi heo làm sạch, luộc sơ qua rồi cũng băm nhuyễn. Cho đậu, bắp cùng lưỡi heo trộn vào cháo trắng rồi đun thêm 5 phút là trẻ có thể ăn được. 

Theo V.K (tổng hợp) - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con

Ăn Dặm


Không muốn làm mẹ vì nỗi đau quá khứ đeo bám
Anh đã đến phá "lớp băng giá" quanh cô. Và cô đã hoàn toàn đổ gục vì anh đồng ý chỉ cần hai vợ chồng là đủ. Nhưng mới cưới hơn 2 tháng thì cô đã dính bầu. Cô thực sự không muốn sinh con vì những ám ảnh trong quá khứ…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.