- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đặt cơm qua mạng, cô gái nhận suất ăn với 5 miếng xương gà và lời giải thích “khó đỡ” của chủ quán
Không thảm họa mua hàng online nào “cay đắng” bằng việc đặt cơm về nhà lại nhận phần ăn khác xa hình minh họa.
- "Phũ hơn người yêu cũ" là mua hàng online: Cô gái hí hửng order set đồ điểm 10 thanh lịch, về tay bị chê chất vải như bao nilong đựng rau ngoài chợ
- Chuyện đó có ai ngờ: Gặp "thảm họa" mua hàng online, dân mạng không những chẳng phẫn nộ mà còn khen lấy khen để
- Bị lừa khi mua hàng online, cô nàng tức tối "bóc phốt" nhưng nào ngờ còn bị dân mạng mắng thêm vì thiếu hiểu biết
Không thảm họa mua hàng online nào “cay đắng” bằng việc đặt cơm về nhà lại nhận phần ăn khác xa hình minh họa. Khổ chủ vừa phải ôm bụng đói, vừa tức anh ách khi nghe lý lẽ của chủ quán.
Mua hàng qua mạng thường đi kèm những rủi ro không lường trước. Không ít người rơi vào tình cảnh nước mắt ngắn dài khi hàng nhận được khác xa với ảnh trên mạng.
Đồ ăn, thức uống cũng là một trong những loại hàng dễ dính nhiều rủi ro nhất.
Đến bữa đói bụng mà quá bận rộn, không có thời gian ra ngoài hoặc lười ra quán vi trời nóng thì đặt đồ ăn qua mạng quả là giải pháp tiện lợi.
Không phải đội mưa đội nắng, không mất nhiều thời gian, chỉ cần cầm chiếc điện thoại chọn món, sau đó chờ đợi món ăn yêu thích được mang đến tận nơi… Đó là hình dung của các thực khách khi quyết định đặt món qua mạng.
Tuy nhiên, thực tế đôi khi phũ phàng. Trải nghiệm mà chị Đỗ Vân Ly, đến từ Hà Nội chia sẻ trên một diễn đàn của hội yêu ẩm thực là một ví dụ như thế.
Do tính chất công việc kinh doanh bận rộn, không có thời gian nấu nướng nên chị Vân Ly thường xuyên ưu tiên gọi đồ ăn qua mạng.
Chị Vân Ly kể lại: "Trưa hôm qua mình có đặt thử lần đầu ở quán cơm, một suất cơm bò sốt tiêu đen và một suất cơm gà chiên mắm, hy vọng ngon vì quán khá lớn, nằm ngay mặt tiền.
Nhưng khi nhận hàng từ tay anh shipper, mở ra mình ngạc nhiên đến độ thoáng qua trong đầu một suy nghĩ nhỏ nhen rằng anh ấy mua cơm ở hàng khác rồi đem đến cho mình.
Mình gọi điện để xác nhận có phải anh ấy mua cơm ở quán mình đặt không và anh ấy khẳng định đúng. Lên mạng tìm số chủ quán để gọi điện, chị này cũng xác nhận đúng.
Vấn đề ở đây, hai suất cơm giá 51.000 đồng/suất mà mình nhận được thật sự thảm hại. Cơm được nấu bằng loại gạo siêu chán, vừa khô vừa cháy.
Bò sốt tiêu đen là thịt lợn mỏng tang hoặc bò Mĩ chỉ hơn 100.000 đồng/kg nhập buôn, ướp bằng hỗn hợp dở tệ mà mình ước không bao giờ gặp lại lần thứ hai trong đời.
Gà chiên mắm là vài mẩu xương khô khốc chặt thành 5 miếng, gà cũ để tủ lạnh chứ không tươi. Mình tưởng tượng nhân viên bê suất cơm này ra cho thực khách ngồi tại chỗ, không biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Thử được một miếng, dù bụng đang đói cồn cào cũng buộc lòng phải bỏ tất cả không ăn được" – Chị Đỗ Vân Ly kể lại.
Hai phần cơm mà chị Ly nhận được khác xa so với hình dung
Theo chị, với số tiền 102.000 đồng bỏ ra tuy không nhiều, nhưng chị nghĩ khách hàng xứng đáng nhận được đúng phần ăn như quảng cáo.
Quá bức xúc, chị phản hồi với chủ quán và càng ngao ngán hơn khi nhận được lời giải thích mà theo khổ chủ là hoàn toàn "cho có", không giải quyết được vấn đề:
"Chủ của hàng xin lỗi, bảo đó là sơ suất, do nhân viên của quán... làm không đều tay nên để xảy ra việc chia suất không đồng đều. Còn mình thấy không ngon là vì "khẩu vị mỗi người mỗi khác"!?
Họ nói sẽ rút kinh nghiệm và bảo mình hãy đến quán ăn trực tiếp. Theo ý chị chủ thì khách đến ăn tại quán sẽ được phục vụ phần tươm tất, vì khi đó là "người thật việc thật".
Còn đặt ship về nhà thì chỉ xứng đáng với phần ăn như đồ thừa, dù số tiền không hề rẻ chăng?"
Hình ảnh quảng cáo...
...suất ăn thực tế nhận được với chỉ đúng 5 miếng...xương gà khô khốc, lèo tèo vài miếng thịt bò mảng tang
Cũng là một người kinh doanh đồ ăn online, chị Vân Ly chia sẻ nếu thực sự hối lỗi, chủ nhà hàng nên có động thái đền bù thỏa đáng cho khách hàng, thay vì chỉ "xin lỗi suông".
"Mình bán đồ ăn qua mạng thôi, nhưng hễ khách phàn nàn mà lỗi sai do bên mình, mình đều hoàn tiền cho họ.
Một trăm nghìn không to, nhưng mình quyết chia sẻ sự việc này để không khách hàng nào phải bỏ tiền ra mua sự bực mình, ôm bụng đói làm việc. Nếu cứ dễ dãi, tặc lưỡi cho qua thì vô hình dung đang dung túng cho việc làm ăn chộp giật".
Lời bao biện do "nhân viên chia suất không đều" của chủ quán khiến chị Ly càng tức giận
Về phía nhà hàng, sau khi xảy ra sự việc, chủ quán đã có phản hồi lý giải. Theo đó, chủ quán ăn đã trực tiếp xin lỗi khách hàng và nhận phần sai về mình.
Theo chủ quán C., chị đã đưa ra hướng giải quyết thích cực, đó là mời thực khách trực tiếp đến quán dùng bữa để được phụ vụ tốt hơn: "Bạn Ly nói suất cơm của bên mình phần cốt có giá vốn chưa đến 5.000 đồng, điều đó là không đúng.
Bạn ấy cũng kinh doanh đồ ăn nên chắc hiểu rõ phần cơm này vốn bỏ ra là bao nhiêu, nên mình không giải thích thêm. Bên mình đã nhận lỗi, mời bạn ấy đến quán dùng bữa vì suất cơm chia trên dĩa sẽ khác cơm mang về nhà.
Nhưng dường như bạn ấy muốn đẩy sự việc đi xa theo một hướng tiêu cực, thế nên bên mình không bình luận thêm".
Câu chuyện hiện vẫn đang thu hút sự quan tâm và nhiều lượt bình luận từ cộng đồng mạng, bởi đây là tình huống mà không ít người từng gặp phải.
Theo Thế giới trẻ
-
Mạng xã hội12 giờ trướcHình ảnh chiếc ô tô Matiz màu xanh lá đậu trên mái cổng nhà một gia đình ở TP Biên Hòa, Đồng Nai đang gây sốt mạng xã hội những ngày qua. Chủ sở hữu của chiếc xe vừa tiết lộ lý do lưu giữ xe độc lạ của mình với VietNamNet
-
Mạng xã hội1 ngày trướcCơ quan chức năng đang vào cuộc xác minh, làm rõ clip người đàn ông đi xe máy bị đạp ngã xuống đường ở quận Bình Tân, TPHCM.
-
Mạng xã hội2 ngày trướcKhi nhận được cuộc điện thoại 'kêu cứu' từ vị khách lạ, anh Tài lập tức di chuyển 10km đến hỗ trợ. Sau hơn 1 giờ loay hoay khắc phục lỗi hết nước làm mát, anh thông báo chi phí hết 300 nghìn nhưng bất ngờ vị khách kêu đắt và chỉ trả 200 nghìn.
-
Mạng xã hội2 ngày trướcThời gian gần đây, nhiều cây cầu đi bộ ở Hà Nội đang dần biến tướng trở thành tụ điểm vui chơi về đêm của một số bạn trẻ. Không gian của cầu bị tận dụng cho các hoạt động vui chơi, ca hát và thậm chí cả ăn nhậu, đánh bài.
-
Mạng xã hội6 ngày trướcChiếc xe máy do người đàn ông điều khiển trong khi đang di chuyển qua ngã tư thì bất ngờ bị một xe máy vượt đèn đỏ lao tới tông trúng.
-
Mạng xã hội6 ngày trướcLực lượng CSGT phát hiện, lập biên bản tài xế đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp để gia đình dùng bữa tối trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.
-
Mạng xã hội15/11/2024Clip ghi lại khoảnh khắc một cụ bà xin tiền từ thiện bên đường nhưng có hành động ấm lòng thu hút hơn 5 triệu người xem từ cộng đồng mạng.
-
Mạng xã hội12/11/2024Trong những ngày cuối tuần, bảo tàng đã đón lượng lớn du khách đến tham quan, trải nghiệm. Số lượng du khách đổ về quá đông phần nào khiến bảo tàng bị quá tải dẫn đến nhiều hình ảnh không đẹp về văn hóa ứng xử nơi công cộng tràn lan trên mạng xã hội.
-
Mạng xã hội09/11/2024Tài xế xe buýt liên tỉnh thản nhiên cho phương tiện lao qua dải phân cách rồi chạy ngược chiều trên tỉnh lộ ở Long An.
-
Mạng xã hội08/11/2024Xe máy do người đàn ông điều khiển vượt đèn đỏ, băng qua ngã tư sau đó lao thẳng vào một xe đầu kéo. Vụ tai nạn khiến người điều khiển xe máy tử vong tại hiện trường.
-
Mạng xã hội05/11/2024Trong đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội, xe khách phía trước liên tục lạng lách, chèn ép xe phía sau trên cả quãng đường dài khiến hành khách và người đi đường bức xúc.
-
Mạng xã hội03/11/2024Cộng đồng mạng đang bức xúc trước clip tài xế xe buýt nhìn, bấm điện thoại, lái xe bằng một tay.
-
Mạng xã hội01/11/2024Anh Kiên (Vĩnh Phúc) rời nhà từ 4h, đi quãng đường gần 60km để tận mắt chiêm ngưỡng 4 bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
-
Mạng xã hội29/10/2024Từ chuyện đỗ ô tô chắn cửa nhà, cửa hàng, nhiều chủ xe đã nhận lại các kiểu thông điệp từ dán giấy nhắc nhở, dùng bút viết lên kính... Thậm chí bẻ gương, đổ sơn, cào xước xe.