- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lời chia sẻ gây sốt mạng của nhân viên quán trà sữa: Muốn nếm trải sự khổ, hãy làm nghề dịch vụ
Gặp phải những người khách hách dịch, bị dọn "bãi chiến trường" bất đắc dĩ, bị khách ăn nói khó nghe hay hứng chịu cơn giận của khách là những trải nghiệm...
- Tranh cãi clip hành khách xưng mày - tao, đe dọa nhân viên VietJet khi bị delay: "Túm cổ đấm cho một phát, bắt nó gọi giám đốc ra đây!"
- Lỡ đi ăn trưa muộn, cô nàng công sở cay cú vì bị nhân viên gắt gỏng sau lưng: Ăn đến 3h chiều là loại khách gì?
- Nhân viên bảo dưỡng điều hòa khóc thét khi đến nhà khách mà tưởng sa nhầm bãi rác, nhìn lọc gió điều hòa mà suýt ngất
Gặp phải những người khách hách dịch, bị dọn "bãi chiến trường" bất đắc dĩ, bị khách ăn nói khó nghe hay hứng chịu cơn giận của khách là những trải nghiệm tồi tệ của nhân viên phục vụ nhà hàng.
Nhân viên phục vụ tưởng chừng làm một công việc đơn giản nhưng đằng sau đó lại là những nỗi khổ không nói lên lời.
Mới đây, status của một cô gái trẻ với tựa đề "Muốn nếm trải sự khổ, các bạn hãy làm nghề dịch vụ" đã gây bão mạng xã hội và được dân tình rần rần chia sẻ. Từ việc thuật lại những câu chuyện bản thân đã trải nghiệm, chứng kiến, bài viết là lời đồng cảm và chia sẻ chân thành của cô gái đối với những ai làm nghề nhân viên phục vụ, đặc biệt là nghề phục vụ bàn.
"Gần 3 năm làm quán trà sữa đã có nhiều lần bản thân bức xúc, ấm ức nhưng vì đồng lương và vì công việc là "phải nhịn khách" nên chưa 1 lần dám nói khách. Hôm nay là phá lệ lần đầu. Đây chỉ là số cực ít những thảm họa mà tôi và các đồng nghiệp phải hứng chịu! Còn nhiều cái kinh hơn đến nỗi không thể giơ điện thoại lên chụp!
Độ ngon của cốc trà sữa tỉ lệ nghịch với thái độ của các bạn. Vào quán trà sữa không cần biết nhân viên là ai, bao nhiêu tuổi nhưng thái độ thì như bố đời mẹ thiên hạ? Từ ngày có cái kiểu review đồ ăn đồ uống thế là cứ thích lại review, thích lại chê xong nói điêu, vu khống, toàn học sinh cấp 2, cấp 3 mà mồm thốt ra những câu khó mà nghe được!
Cứ nghĩ có tiền vào quán trà sữa thích làm gì thì làm, quy định của cửa hàng là khách order xong đợi đồ lấy ngay, nhưng không, "Cứ lên ngồi đi lát bọn nó bê cho!".
Lớp trẻ như thế đã đành, người lớn cũng chả kém cạnh: "Chúng mày phục vụ kiểu gì mà bắt khách tự bê đồ uống?". Hu hu 15k/h lương chỉ bằng 1/3 cốc trà sữa của các bạn thôi tại sao các bạn không thương chúng mình vậy?
Xong các bạn coi quán trà sữa như nhà nghỉ vậy? Bao cao su phải nhặt không biết bao nhiêu cái? Và cả những chiếc bao cao su đã dùng vứt chỏng chơ nữa? Khổ lắm chứ không phải vừa!
Kể những trường hợp khách đưa cún cưng vào cửa hàng. Chó chạy khắp nhà, nào là đi vệ sinh, nào là sủa, khách vội lấy tập giấy vứt lên để che đậy đi như thể sẽ không ai nhìn thấy và về thẳng không nhờ nhân viên dọn giúp lấy được 1 câu.
Còn bố mẹ đưa các em nhỏ vào cửa hàng không đóng bỉm, các em cũng vệ sinh luôn tại quán trà sữa, người này giẫm phải, người kia giẫm phải, lê lết hết cái nhà bọn mình vẫn phải đeo khẩu trang tay không và dọn! Đi nặng thì các bạn biết nó như thế nào rồi đấy, phòng điều hòa chỗ đông người có thể đỡ nổi không?
Còn những kiểu đổ trà sữa, vỡ cốc, nhổ trân châu ra sàn nhưng cứ vô tư đi về để lại bãi chiến trường mà không một lời nói anh/chị/bạn dọn giúp mình với. Cứ mặc định là nhân viên phải dọn vậy.
Còn muôn vàn nỗi khổ không thể kể hết, nhưng vì đồng lương mà, mình vẫn đi làm và sẵn sàng đón nhận những cú huých từ các bạn...
Chỉ mong các bạn hãy là những người uống trà sữa có tâm! Hiểu cho chúng mình vì biết đâu bạn cũng đang làm những việc như chúng mình hoặc trong tương lai gần cũng bị như vậy? Cứ làm đi rồi biết, nhé!".
Đồ ăn bày bừa tứ tung ra sàn.
Khách ăn xong nôn mửa ra bàn và dưới đất, thậm chí vứt cả bao cao su dưới sàn
Là những trải nghiệm thực tế và chia sẻ chân thành của một người đã và đang làm công việc này nên bài viết trên đã nhanh chóng lan tỏa khắp các trang mạng xã hội. Bài viết của cô gái trẻ đã nhận được rất nhiều sự đồng cảm của cư dân mạng, đặc biệt là người làm nghề nhân viên phục vụ có dịp trải lòng về công việc, từ đó giúp cộng đồng mạng hiểu và đồng cảm với họ hơn.
"Mình đi làm dịch vụ được 1 thời gian dài cũng có gặp 1 số lần như thế này, đa phần là người trẻ họ làm thế. Còn các cô các chú đứng tuổi ăn xong người ta còn xếp gọn lại, dùng giấy ăn thừa lau sạch dao dĩa, nhân viên chỉ đến bê đi. Không phải vơ đũa cả nắm nhưng thực sự ý thức của lớp trẻ ngày càng đi xuống ấy, chán lắm".
"Mình làm ở rạp chiếu phim, nhìn cảnh này có thấy chán không?".
Ảnh: Nguyễn Kiều
"Hậu quả của việc không bao giờ giáo dục ý thức, bố mẹ nào cũng mong con học giỏi làm ông này bà kia. Nhưng cái tối thiểu cảm ơn xin lỗi và tôn trọng người khác không bao giờ dạy".
"Làm phục vụ không phải "osin", có lẽ vì gần nhau nên ranh giới đó vô tình bị người ta nhầm lẫn. Nên phân biệt rõ 2 tính chất công việc và các bạn sẽ thấy được phục vụ không hẳn là 1 công việc hạ đẳng hay không bằng ai. Cái nghề là cái nghiệp nhưng cũng phải kèm theo sự tự trọng bản thân. Va chạm nhiều kiểu người, mình sẽ rút được kinh nghiệm và sẽ biết giới hạn chịu đựng cũng như sự tự tôn trọng chính mình. Nghề "phục vụ" dạy mình nhiều điều, đặc biệt là cách ứng phó với kẻ ba trợn cũng như ứng xử với những người có học thức".
"Hồi đi làm nhà hàng cũng có lúc ra nhầm món, khách bảo thôi không sao, lấy thêm món lúc nãy mình gọi đi. Có hôm mới sáng sớm, khách nói gọi món này, xong hỏi rất nhiều về món kia nhưng không bảo đổi, mình cứ y món đầu mà bưng ra thì khách trợn mắt quát bảo tôi gọi món kia cơ mà. Chủ ra xin lỗi rồi liếc mình muốn xéo mắt. Mình thì lần đầu đi làm, ức quá chạy ào vào phòng và khóc 1 mình. Đồng tiền thiệt không dễ kiếm chút nào".
Có thể nói, nghề phục vụ được ví von là nghề làm dâu trăm họ, cũng có nghĩa việc họ có thể gắn bó và hoàn thành công việc đó đã là một điều đáng để bất cứ ai trân trọng rồi. Dẫu biết "khách hàng là thượng đế" nhưng đừng vì thế mà ai đó cho mình cái quyền yêu cầu ra sao người ta cũng phải chấp nhận. Suy cho cùng vẫn là nên đặt mình vào tâm thế người khác để hiểu và san sẻ cho nhau.
Thiết nghĩ dù khách hàng dù khó đến đâu cũng không nỡ dữ dằn, hạch sách một nhân viên phục vụ "có tâm", nhiệt tình và niềm nở. Cũng như vậy, một nhân viên phục vụ nhanh nhẹn, biết nhẫn nại, lắng nghe và kiểm soát cảm xúc trong mọi tình huống, sẽ chẳng khó khăn gì để làm hài lòng khách đến, vừa lòng khách đi đúng không nào!
Theo Helino
-
Mạng xã hội7 giờ trướcHình ảnh chiếc ô tô Matiz màu xanh lá đậu trên mái cổng nhà một gia đình ở TP Biên Hòa, Đồng Nai đang gây sốt mạng xã hội những ngày qua. Chủ sở hữu của chiếc xe vừa tiết lộ lý do lưu giữ xe độc lạ của mình với VietNamNet
-
Mạng xã hội1 ngày trướcCơ quan chức năng đang vào cuộc xác minh, làm rõ clip người đàn ông đi xe máy bị đạp ngã xuống đường ở quận Bình Tân, TPHCM.
-
Mạng xã hội2 ngày trướcKhi nhận được cuộc điện thoại 'kêu cứu' từ vị khách lạ, anh Tài lập tức di chuyển 10km đến hỗ trợ. Sau hơn 1 giờ loay hoay khắc phục lỗi hết nước làm mát, anh thông báo chi phí hết 300 nghìn nhưng bất ngờ vị khách kêu đắt và chỉ trả 200 nghìn.
-
Mạng xã hội2 ngày trướcThời gian gần đây, nhiều cây cầu đi bộ ở Hà Nội đang dần biến tướng trở thành tụ điểm vui chơi về đêm của một số bạn trẻ. Không gian của cầu bị tận dụng cho các hoạt động vui chơi, ca hát và thậm chí cả ăn nhậu, đánh bài.
-
Mạng xã hội5 ngày trướcChiếc xe máy do người đàn ông điều khiển trong khi đang di chuyển qua ngã tư thì bất ngờ bị một xe máy vượt đèn đỏ lao tới tông trúng.
-
Mạng xã hội6 ngày trướcLực lượng CSGT phát hiện, lập biên bản tài xế đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp để gia đình dùng bữa tối trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.
-
Mạng xã hội15/11/2024Clip ghi lại khoảnh khắc một cụ bà xin tiền từ thiện bên đường nhưng có hành động ấm lòng thu hút hơn 5 triệu người xem từ cộng đồng mạng.
-
Mạng xã hội12/11/2024Trong những ngày cuối tuần, bảo tàng đã đón lượng lớn du khách đến tham quan, trải nghiệm. Số lượng du khách đổ về quá đông phần nào khiến bảo tàng bị quá tải dẫn đến nhiều hình ảnh không đẹp về văn hóa ứng xử nơi công cộng tràn lan trên mạng xã hội.
-
Mạng xã hội09/11/2024Tài xế xe buýt liên tỉnh thản nhiên cho phương tiện lao qua dải phân cách rồi chạy ngược chiều trên tỉnh lộ ở Long An.
-
Mạng xã hội08/11/2024Xe máy do người đàn ông điều khiển vượt đèn đỏ, băng qua ngã tư sau đó lao thẳng vào một xe đầu kéo. Vụ tai nạn khiến người điều khiển xe máy tử vong tại hiện trường.
-
Mạng xã hội05/11/2024Trong đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội, xe khách phía trước liên tục lạng lách, chèn ép xe phía sau trên cả quãng đường dài khiến hành khách và người đi đường bức xúc.
-
Mạng xã hội03/11/2024Cộng đồng mạng đang bức xúc trước clip tài xế xe buýt nhìn, bấm điện thoại, lái xe bằng một tay.
-
Mạng xã hội01/11/2024Anh Kiên (Vĩnh Phúc) rời nhà từ 4h, đi quãng đường gần 60km để tận mắt chiêm ngưỡng 4 bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
-
Mạng xã hội29/10/2024Từ chuyện đỗ ô tô chắn cửa nhà, cửa hàng, nhiều chủ xe đã nhận lại các kiểu thông điệp từ dán giấy nhắc nhở, dùng bút viết lên kính... Thậm chí bẻ gương, đổ sơn, cào xước xe.