Đặt chậu nước trong phòng khi bật điều hòa là đúng hay sai: Ai cũng kháo nhau làm mà không rõ lợi - hại

Ai cũng cho rằng phòng dùng điều hòa thường bị khô nên đặt một chậu nước để tăng độ ẩm. Điều này có thực sự đúng?

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, độ ẩm thích hợp đối với người bình thường rơi vào khoảng 35-70%, đối với trẻ sơ sinh là khoảng 40-60%.

Khi độ ẩm không khí xuống thấp, cơ thể sẽ bị thoát hơi nước qua da nhanh hơn so với bình thường. Khi đó, bạn sẽ thấy da bị khô nẻ, bong tróc, rất khó chịu.

Ở trong môi trường có độ ẩm thấp sẽ khiến con người mệt mỏi, suy nhược, giảm năng suất làm việc. Trong một số trường hợp, người ở trong môi trường độ ẩm thấp gặp phải tình trạng khó thở hoặc tăng nguy cơ mắc một số bệnh về phổi, viêm phế quản, giảm khả năng miễn dịch. Đặc biệt, trẻ sơ sinh có hệ hô hấp chưa hoàn thiện khi ở trong điều kiện độ ẩm thấp càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đặt chậu nước trong phòng khi bật điều hòa là đúng hay sai: Ai cũng kháo nhau làm mà không rõ lợi - hại-1

Khi sử dụng điều hòa nhiệt độ, nhiều người cho rằng không khí bị khô đi nên thường kháo nhau đặt một chậu nước trong phòng để bù ẩm.

Về cơ bản, điều hòa hoạt động ở chế độ làm lạnh thì độ ẩm trong phòng sẽ không khô hoàn toàn mà được duy trì ở mức 55-65%. Vì vậy, khi đặt chấu nước trong phòng thì độ ẩm sẽ tăng cao hơn. Ngoài việc làm lạnh thì điều hòa sẽ phải làm thêm nhiệm vụ khử ẩm để đạt được độ ẩm yêu cầu. Độ ẩm trong phòng quá cao cũng không tốt cho sức khỏe vì nó tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi mạnh hơn.

Để tránh cho việc độ ẩm trong phòng xuống thấp, gây khó chịu mà không phải đặt chậu nước thì bạn nên điều chỉnh nhiệt độ điều hòa ở mức tối thiểu là 25 độ C. Ở mức nhiệt độ này, cơ thể sẽ không chịu sự chênh lệch nóng - lạnh quá nhiều khi đi từ trong phòng điều hòa ra môi trường bên ngoài, vừa giúp tiết kiệm điện và giữ độ ẩm trong phòng luôn cân bằng.

Một số sai lầm cần tránh khi dùng điều hòa

Để nhiệt độ điều hòa quá thấp

Để nhiệt độ điều hòa quá thấp sẽ khiến bạn dễ bị cảm do chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữ bên trong phòng và bên ngoài. Đặc biệt, người già và trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu càng dễ bị đau đầu, viêm họng, ngạt mũi...

Tốt nhất bạn nên để nhiệt độ điều hòa ở mức 25-29 độ C để tránh tình trạng sốc nhiệt khi đi ra khỏi phòng.

Đặt chậu nước trong phòng khi bật điều hòa là đúng hay sai: Ai cũng kháo nhau làm mà không rõ lợi - hại-2

Dùng điều hòa cả ngày

Việc dùng điều hòa giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, bật điều hòa 24/24 giờ vừa không tốt cho sức khỏe, tốn điện. Bạn nên bật điều hòa trong những thời điểm nóng bức và tắt điều hòa ở những thời điểm nhiệt độ môi trường hạ xuống như buổi chiều tối.

Đóng chặt cửa phòng để dùng điều hòa

Khi sử dụng điều hòa chúng ta thường phải đóng cửa phòng thật kín để hơi lạnh không thoát ra ngoài. Tuy nhiên, không khí trong phòng điều hòa đóng kín thường độc hại hơn gấp 2-4 lần so với không khí ngoài trời. Nếu liên tục ở trong phòng nhỏ đóng kín cửa thì bạn sẽ cảm thấy bí bách, nặng nề, giống như thiếu oxy để thở.

Đó chính là lý do bạn nên tắt điều hòa vào những thời điểm nhiệt độ môi trường giảm xuống và mở cửa để không khí lưu thông.

Không vệ sinh, bảo trì thiết bị thường xuyên

Bộ lọc khí trong điều hòa sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn từ không khí vào nhà. Qua một thời gian sử dụng, các lớp bụi sẽ bám chặt và ngày một dày trên tấm lọc. Vì vậy, bạn cần phải tháo chúng ra và vệ sinh thường xuyên để máy chạy tốt, đảm bảo không khí sạch sẽ.

Theo Khoevadep

Xem link gốc Ẩn link gốc https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/dat-chau-nuoc-trong-phong-khi-bat-dieu-hoa-la-dung-hay-sai-ai-cung-khao-nhau-lam-ma-khong-ro-loi-hai.html

điều hòa

mẹo vặt gia đình


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.