- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Điều hòa ô tô nên lấy gió trong hay gió ngoài?
Với tài xế, việc biết cách chọn chế độ lấy gió trong và ngoài xe phù hợp sẽ vừa đảm bảo không khí trong xe được trong lành, vừa tiết kiệm nhiên liệu.
Hệ thống điều hòa ô tô có hai chế độ lấy gió: lấy gió trong và lấy gió ngoài. Cả hai chế độ này đều có nguyên lý hoạt động tương tự nhau là thu luồng không khí bên ngoài để đưa vào dàn nóng của hệ thống điều hòa xe. Tuy nhiên, điểm khác nhau là một chế độ lấy luồng không khí từ bên ngoài xe và một chế độ lấy luồng không khí từ ngay trong xe.
Chế độ điều hòa lấy gió ngoài xe
Chế độ điều hòa lấy gió ngoài là sử dụng không khí ở môi trường bên ngoài xe nhờ một quạt gió. Tại đây có một lọc gió giúp giữ lại bụi bẩn.
Ưu điểm lớn nhất của chế độ lấy gió ngoài là tạo ra được sự lưu thông không khí trong xe khiến người ngồi không bị thiếu oxy.
Tuy nhiên nhược điểm của chế độ này là không khí trong xe dễ bị ô nhiễm. Nếu xe đi vào những khu vực nhiều khói bụi hay có mùi khó chịu thì khoang cabin xe cũng có thể bị lây nhiễm. Dù hệ thống điều hòa có lọc gió nhưng cũng khó có thể lọc sạch hay khử mùi hoàn toàn. Bên cạnh đó, nếu nhiệt độ ngoài trời cao (chênh lệch lớn với nhiệt độ trong xe) thì quá trình làm mát sẽ chậm hơn.
Nút điều chỉnh điều hòa ô tô. (Ảnh minh họa).
Khi nào ô tô nên lấy gió ngoài?
Theo các chuyên gia, nên chọn chế độ điều hoà lấy gió ngoài trong những thời điểm sau:
Khi vừa vào xe, bắt đầu khởi động máy, nên bật điều hòa ô tô ở chế độ lấy gió ngoài. Bởi do xe đã bị đóng kín cửa trong thời gian dài nên nhiệt độ bên trong có thể cao hơn nhiệt độ bên ngoài. Mặt khác, việc đóng kín cửa khiến độ ẩm trong xe tăng cao, không khí bí bách tù đọng, dễ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng không khí. Vì vậy lấy gió ngoài sẽ giúp không khí trong khoang cabin có sự luân chuyển và trở nên trong lành hơn. Quá trình làm lạnh cũng diễn ra nhanh hơn.
Hoặc nếu xe di chuyển ở khu vực không khí trong lành, ít khói bụi, đi vào ban đêm…thì nên chọn lấy gió ngoài để vừa đảm bảo lượng oxy trong xe, vừa giúp không khí trong xe thông thoáng, tươi mát hơn.
Trong những hành trình dài, cứ sau mỗi 30 phút thì tài xế nên chủ động sử dụng chế độ lấy gió ngoài tầm 5 phút hoặc có thể hạ nhanh cửa kính. Điều này giúp cabin thông thoáng hơn, đảm bảo lượng oxy trong xe, tránh gây cảm giác mệt mỏi khi xe bị thiếu oxy do lấy gió bên trong quá lâu.
Cách lấy gió ngoài xe ô tô
Ở bảng điều khiển điều hòa ô tô trên taplo có 2 biểu tượng của chế độ lấy gió trong và lấy gió ngoài. Biểu tượng lấy gió ngoài là hình chiếc xe có mũi tên chỉ từ bên ngoài xe vào trong xe. Cách lấy gió ngoài rất đơn giản, người dùng chỉ cần ấn nút hoặc gạt lẫy về hướng biểu tượng này là được.
Chế độ điều hòa lấy gió trong xe
Ở chế độ điều này, không khí có sẵn trong cabin xe sẽ được hút ngược vào trong bởi quạt gió. Tại đây cũng có một lọc gió để giữ lại bụi bẩn.
Ưu điểm của chế độ lấy gió trong xe là tránh được không khí ô nhiễm, có mùi hôi… từ bên ngoài hút vào trong xe. Do không khí bên trong xe vốn đã lạnh sẵn nên nếu lấy gió trong thì quá trình làm mát sẽ nhanh hơn so với lấy gió ngoài. Từ đó có thể tiết kiệm nhiên liệu.
Nhược điểm của lấy gió trong đó là khoang cabin có thể bị thiếu oxy. Do xe kín nên khi chọn chế độ lấy gió trong, không khí chỉ luân chuyển nội bộ. Không khí mới từ môi trường bên ngoài lọt vào xe rất ít (chủ yếu qua các khe hở nhỏ). Vì thế sau một khoảng thời gian tầm 30 – 45 phút, khoang cabin dễ rơi vào tình trạng thiếu oxy. Điều này khiến người ngồi trong xe dễ cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
Khi nào ô tô nên lấy gió trong?
Theo các chuyên gia, nên chọn chế độ điều hoà lấy gió trong khi:
Di chuyển ở khu vực khói bụi, ô nhiễm: Khi di chuyển ở khu vực ô nhiễm nhiều khói bụi, khí thải, mùi lạ…nên chọn chế độ điều hoà lấy gió trong để đảm bảo không khí trong xe được sạch hơn.
Di chuyển khi trời mưa hay thời tiết ẩm ướt: Khi chạy xe dưới trời mưa hay thời tiết ẩm ướt nên chọn chế độ lấy gió trong để hạn chế việc hút ẩm từ bên ngoài vào, tránh gây ẩm mốc cho hệ thống điều hoà xe.
Cách lấy gió trong xe ô tô
Ở bảng điều khiển điều hoà ô tô trên taplo có 2 biểu tượng của chế độ lấy gió trong và lấy gió ngoài. Biểu tượng lấy gió trong là hình chiếc xe có mũi tên nằm trọn bên trong xe. Cách lấy gió trong rất đơn giản, người dùng chỉ cần ấn nút hoặc gạt lẫy về hướng biểu tượng này là được.
Chế độ lấy gió trong và gió ngoài ở điều hoà tự động
Hiện nay ngoài trừ một số phiên bản thấp của các dòng xe ô tô giá rẻ như Hyundai i10, Toyota Wigo, Toyota Vios, Mitsubishi Xpander…sử dụng điều chỉnh cơ thì đa phần các dòng ô tô đều được trang bị điều hoà tự động.
Nút lấy gió trong và gió ngoài cho điều hoà ô tô (Ảnh minh hoạ).
Với hệ thống điều hoà tự động, sau một thời gian lấy gió trong, điều hòa sẽ tự động chuyển sang chế độ lấy gió ngoài để đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho cabin xe.
Nếu chọn chế độ Auto, việc lấy gió trong hay lấy gió ngoài sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ xe và sự chênh lệch giữa nhiệt môi trường bên ngoài và nhiệt độ cài đặt. Theo đó nguyên lý lựa chọn chế độ lấy gió trong và ngoài như sau:
Hệ thống lấy gió trong khi nhiệt độ trong xe cao hơn nhiệt độ ngoài xe (thường là lúc mới vào xe).
Hệ thống lấy gió trong khi nhiệt độ ngoài xe cao hơn nhiệt độ cài đặt 8 - 9 độ C.
Hệ thống lấy gió ngoài khi nhiệt độ ngoài xe thấp nhiệt độ cài đặt dưới 6 độ C.
Trên một số dòng xe cao cấp, hệ thống điều hòa còn có thêm các cảm biến giúp đánh giá chất lượng không khí. Nếu cảm biến nhận thấy chất lượng không khí môi trường bên ngoài quá bẩn, điều hoà sẽ tự động chuyển sang chế độ lấy gió trong.
Khác nhau giữa lấy gió trong, gió ngoài
Theo chuyên gia kỹ thuật của Mitsubishi, về cơ bản hai chế độ lấy gió này được sử dụng để lấy luồng không khí từ bên ngoài hoặc bên trong xe trước khi đi qua dàn lạnh, dàn sưởi của hệ thống điều hòa để duy trì nhiệt độ trong khoang nội thất ô tô.
Khi người dùng lựa chọn chế độ lấy gió ngoài, hệ thống lấy gió trên xe sẽ hút luồng không khí từ bên ngoài xe vào lọc gió. Sau đó, luồng không khí này tiếp tục được đưa qua dàn lạnh hoặc dàn sưởi của hệ thống điều hòa để thay đổi nhiệt độ phù hợp với mức mà người dùng đã chọn trong xe. Chế độ lấy gió này sẽ tạo ra luồng không khí tươi mát, đồng thời luôn đảm bảo lượng oxy trong khoang nội xe. Tuy nhiên, khi xe lưu thông qua những khu vực nhiều khói bụi hay có mùi, nếu người dùng vẫn chọn chế độ lấy gió ngoài sẽ làm bụi bẩn, không khí ẩm hay mùi khó chịu lọt vào trong xe.
Trong khi đó với chế độ lấy gió trong, hệ thống điều hòa sẽ lấy trực tiếp luồng không khí tuần hoàn trong khoang nội thất xe để cho qua dàn lạnh, dàn sưởi nhằm thay đổi nhiệt độ. Với điều kiện thời tiết tại Việt Nam, vào những ngày nắng nóng, so với lấy gió ngoài, chế độ lấy gió trong khi được kích hoạt sẽ mang lại hiệu quả làm mát nhanh hơn. Bởi nhiệt độ trong xe luôn chênh lệch so với bên ngoài. Tuy nhiên, với các xe không được trang bị hệ thống điều hòa tự động, khi chọn chế độ gió trong và sử dụng xe trong suốt hành trình dài, sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong cabin, khiến không khí ngột ngạt gây mệt mỏi cho người ngồi trong xe.
Theo VTC.vn
-
Mẹo vặt3 giờ trướcCác mẹo bảo quản hành lá, ớt, tỏi được hướng dẫn bên dưới sẽ giúp bạn kéo dài đáng kể thời gian sử dụng các loại gia vị này với chất lượng cao nhất.
-
Mẹo vặt6 giờ trướcKhông phải mua rau xà lách ngoài chợ với những nỗi lo về an toàn thực phẩm, bạn hoàn toàn có thể trồng xà lách trong chậu hoặc thùng xốp với ba bước đơn giản.
-
Mẹo vặt9 giờ trướcĐể bảo đảm hương vị món ăn và sự an toàn cho gia đình, bạn cần nắm được các bí quyết chọn thịt lợn ngon không có chất cấm.
-
Mẹo vặt20 giờ trướcRửa rau bằng nước muối được các chị em nội trợ áp dụng để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu, diệt trứng sán… Tuy nhiên, rửa rau bằng nước muối là thói quen cũ, không nên duy trì. Dưới đây là một số cách giúp làm sạch rau củ.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcNhiều người băn khoăn, khi rán cá rô nên để vảy hay cạo vảy để cá có chín đều từ ngoài vào trong, giòn thơm hấp dẫn.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcViệc chọn trồng loại rau phù hợp với thời tiết sẽ giúp đảm bảo sự sinh trưởng của chúng; dưới đây là những loại rau dễ trồng tại nhà trong mùa đông.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcNhiều người thắc mắc liệu có nên rút điện bếp từ ngay sau khi nấu, việc cắm điện liên tục có ảnh hưởng đến tuổi thọ của bếp và đảm bảo an toàn hay không.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcTheo nghiên cứu, pin xe điện có hiệu suất và tuổi thọ tốt nhất khi mức sạc 20-80%, ngoài ra thời gian sạc từ 80% lên 100% khá lâu.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcBạn sẽ ngạc nhiên trước tác dụng của rượu trắng kết hợp với giấm trắng trong việc giải quyết các vấn đề về sức khỏe và làm đẹp.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcSở thích của mọi người về độ già của trứng vịt lộn không giống nhau; liệu có cách nào phân biệt trứng vịt lộn già và non khi còn nguyên quả?
-
Mẹo vặt2 ngày trướcDưa chuột rất dễ phát triển và cho quả nên phù hợp để trồng trong thùng xốp, cách trồng dưa chuột ở ban công cũng đơn giản, sau chừng tháng rưỡi là có thể thu hoạch.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcHoa hồng thường không bền, nhưng nếu chịu khó áp dụng các mẹo cắm hoa hồng tươi lâu dưới đây, bạn có thể kéo dài thời gian khoe sắc của chúng.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcDù giá rẻ, bạn cũng đừng chọn miếng thịt đã bị người bán loại bỏ da, đó là một trong những loại thịt lợn không nên mua nếu bạn quan tâm đến an toàn thực phẩm.
-
Mẹo vặt4 ngày trướcKhi bán xe cũ, ai cũng mong được mức giá tốt nhất, nhưng điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.