Cảnh giác với các "bệnh" liên quan đến tủ lạnh và biện pháp "2 nên, 2 không nên" để phòng tránh

Khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh bạn cần nhớ 4 nguyên tắc dưới đây, để có thể giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng trong thực phẩm.

Có rất nhiều người kể cả người lớn và trẻ nhỏ có sở thích ăn đồ ăn hoặc thức uống để trong tủ lạnh, nhất là mùa hè nắng nóng háo nước thì lại càng thích hơn. Mặc dù những loại thực phẩm, đồ uống để lạnh sẽ mang lại cảm giác sảng khoái tức thì nhưng chúng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu bạn sử dụng thường xuyên. 

Một số bệnh dễ gặp khi sử dụng thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh thường xuyên hoặc không đúng cách:

1. Bị viêm dạ dày

Nếu ăn nhiều thức ăn lạnh, sau khi đường tiêu hóa bị kích thích bởi nhiệt độ thấp, các mạch máu sẽ đột ngột co lại và mỏng hơn, lưu lượng máu giảm, dịch tiêu hóa trong dạ dày ngừng tiết, làm xuất hiện những cơn đau vùng thượng vị và nôn mửa. Trẻ nhỏ còn dễ bị co thắt trong cổ họng, tắc họng và rối loạn nhịp thở.

2. Đau đầu 

Thức ăn vừa lấy ra từ ngăn đá của tủ lạnh nếu ăn vội có thể kích thích niêm mạc miệng, theo phản xạ gây co thắt mạch vùng đầu, sinh ra hàng loạt triệu chứng như chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn.

3. Viêm ruột, ngộ độc thực phẩm 

Một số vi khuẩn gây hại và nấm mốc vẫn có thể sinh sôi ở nhiệt độ thấp, khi thức ăn chưa được làm nóng, đun kỹ thì những vi khẩn này sẽ theo thức ăn vào cơ thể gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa như viêm ruột, đau bụng, tiêu chảy và nôn mửa, nặng hơn có thể gây viêm màng não, hôn mê, tử vong.

4. Viêm phổi 

Nếu dùng nhiều nước lạnh, nước đá, hoa quả và các thực phẩm chế biến sẵn để trong tủ lạnh sẽ gây viêm họng kéo dài và làm cho mức độ viêm đường hô hấp ngày một nặng hơn và dẫn tới viêm phổi.

Để phòng tránh các bệnh trên, ngoài việc hạn chế sử dụng trực tiếp các thực phẩm, đồ uống lạnh, thì việc bảo quản thực phẩm làm sao cho tươi ngon, giữ được hàm lượng dinh dưỡng cũng rất quan trọng. Vì nếu thực phẩm bảo quản sai cách, có thể dẫn tới việc bị hư hỏng, biến chất và sinh ra nhiều độc tố gây hại cho sức khỏe cả nhà. Vậy, bảo quản thực phẩm như nào mới đúng cách? Dưới đây là 4 nguyên tắc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh bạn cần nhớ:

1. Không để chung thức ăn sống và thức ăn chín cùng nhau

Việc để lẫn thức ăn chín với thức ăn sống có thể gây lây nhiễm chéo vi khuẩn, đồng thời còn khiến thực phẩm bị ám mùi. Vì thế khi bảo quản, tốt nhất bạn nên dùng túi ni lông để gói riêng thực phẩm sống, còn thức ăn chín nên cho vào hộp đậy kín. Trái cây, rau củ và thực phẩm sống cho vào tủ lạnh nên rửa bằng nước sạch, sau khi khô hết nước mới cho vào tủ lạnh. Thức ăn chín không nên bảo quản quá lâu trong tủ lạnh, chỉ nên lưu trữ dùng trong ngày, tối đa từ 5 – 6 tiếng.

Cảnh giác với các bệnh liên quan đến tủ lạnh và biện pháp 2 nên, 2 không nên để phòng tránh-1

2. Không nên bảo quản thực phẩm quá lâu trong tủ

Môi trường trong ngăn mát và ngăn đông tủ lạnh không thể giết chết hoàn toàn những loài vi sinh vật mà chỉ kìm hãm và làm chậm sự phát triển của chúng. Điển hình là vi khuẩn Listeria monocytogens, chúng có thể tồn tại và hoạt động ở nhiệt độ -20 độ C trong khoảng 2 năm.

Trong hầu hết các loại thực phẩm như trứng, thịt, sữa, rau, kem... đều có mặt vi khuẩn này. Nếu bạn bảo quản thực phẩm không đúng cách hay để quá lâu, thì loài vi khuẩn Listeria monocytogens sẽ sinh sôi, phát triển và gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe của mọi người như ngộ độc, trường hợp nặng thì có thể gây viêm màng não hoặc các vấn đề về hệ thần kinh trung ương như hôn mê, thậm chí tử vong.

Ngoài ra, thực phẩm để lâu ngày sẽ làm hao hụt chất dinh dưỡng, đồng thời còn bị một số vi khuẩn phân giải Protein (tốc độ chậm) sinh ra nitrit, ammoniac... khiến thực phẩm có mùi hôi, thối. Nếu hấp thụ nitrit quá nhiều có thể gây ngộ độc cấp tính, về lâu dài có thể gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe gia đình.

Cảnh giác với các bệnh liên quan đến tủ lạnh và biện pháp 2 nên, 2 không nên để phòng tránh-2Cảnh giác với các bệnh liên quan đến tủ lạnh và biện pháp 2 nên, 2 không nên để phòng tránh-3Cảnh giác với các bệnh liên quan đến tủ lạnh và biện pháp 2 nên, 2 không nên để phòng tránh-4

3. Nên làm sạch và khử trùng tủ lạnh thường xuyên

Khi bạn vệ sinh tủ lạnh thường xuyên sẽ ngăn việc tủ có mùi khó chịu, máy móc vận hành trơn tru hơn, từ đó giúp kéo dài tuổi thọ cho máy. Mặt khác, khi tủ sạch thì thức ăn dự trữ sẽ được đảm bảo chất lượng, tươi ngon và hợp vệ sinh hơn.

Cảnh giác với các bệnh liên quan đến tủ lạnh và biện pháp 2 nên, 2 không nên để phòng tránh-5

Tốt nhất bạn nên làm vệ sinh tủ mỗi tuần một lần, nhất là vào mùa hè, nhu cầu sử dụng tủ lạnh nhiều hơn thì càng phải chú ý đảm bảo vệ sinh cho tủ. Khi lau dọn tủ bạn có thể dùng một ít giấm pha loãng với nước ấm theo tỉ lệ 1 phần giấm, 3 phần nước. Giấm có khả năng giết chết vi khuẩn và nấm mốc, đồng thời khử mùi tủ lạnh vô cùng hiệu quả nhờ nồng độ axit có sẵn. Cần chú ý làm sạch các đường nối, các góc, các ngăn kệ của tủ, phần cánh cửa và đệm gioăng cao su vì đây là nơi thường đọng nước, cáu bẩn. Sau khi làm sạch tủ, bạn hãy dùng khăn ẩm sạch lau lại.

4. Nên phân chia hợp lý các khu vực lưu trữ thực phẩm

Mỗi loại thực phẩm có một đặc thù riêng, nên các khu vực sắp xếp bảo quản trong tủ lạnh cũng không giống nhau. Cụ thể:

- Cá sống và các sản phẩm thịt nên được giữ trong tủ đông. 

- Các loại thực phẩm cần giữ ở nhiệt độ thấp nhưng không cần cấp đông như thịt cá đã nấu chín nên để ở tầng trên của tủ lạnh.

- Rau củ quả nên để ở tầng dưới có ngăn kéo để làm giảm bớt nồng độ khí etylen thoát ra gây ảnh hưởng đến những thực phẩm khác.

- Các sản phẩm nấu chín khác nên được đặt ở tầng giữa của tủ lạnh.

- Các loại đồ hộp có thể để trên mỗi ngăn của cửa tủ.

Cảnh giác với các bệnh liên quan đến tủ lạnh và biện pháp 2 nên, 2 không nên để phòng tránh-6

Theo An Nhiên - Vietnamnet


mẹo vặt gia đình


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.