Ngâm rau củ qua nước muối có tác dụng đến đâu?

Ngâm rau củ qua nước muối là thói quen thường nhật của rất nhiều gia đình với niềm tin thực phẩm sẽ an toàn hơn; thực tế biện pháp này hiệu quả đến đâu?

Sợ rau củ quả mua về không an toàn, sau khi rửa sạch, nhiều gia đình luôn thực hiện một khâu nữa là đem ngâm nước muối rồi mới ăn. Tại sao nên ngâm rau củ qua nước muối, cách này có giúp thực phẩm trở nên an toàn, tiêu diệt hết mọi mầm bệnh hay loại bỏ được các hóa chất độc hại không... là thắc mắc của không ít người.

Tại sao nên ngâm rau củ qua nước muối?

Trả lời VnExpress, TS Vũ Thị Tần (giảng viên Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết việc ngâm rau củ qua nước muối giúp diệt được vi khuẩn bám trên bề mặt. Các phân tử muối sẽ di chuyển sang các khu vực có nồng độ muối thấp hơn, vào trong thực phẩm, trong khi các phân tử nước di chuyển theo chiều ngược lại, từ rau củ qua đi về phía có nồng độ muối cao hơn.

Muối rút nước từ bên trong thực phẩm ra bên ngoài và thay thế bằng các phân tử muối. Môi trường này không phù hợp để vi khuẩn tồn tại. Đó là chưa kể muối cũng rút nước từ tế bào vi khuẩn khiến chúng chết hoặc không thể phát triển.

Ngâm rau củ qua nước muối có tác dụng đến đâu?-1
Tại sao nên ngâm rau củ qua nước muối? Muối có giúp tiêu diệt ký sinh trùng? (Ảnh: Timesofindia)

Tóm lại, nước muối có tác dụng sát khuẩn tốt, giúp rau củ quả trở nên sạch hơn, an toàn hơn. TS Vũ Thị Tần cho biết từ nhiều năm nay, chị duy trì thói quen dùng muối để rửa thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh, có lần bát dâu tây đã ngâm rửa qua nước muối bị bỏ quên hơn 10 ngày trong góc tủ lạnh mà vẫn tươi.

Ngâm rau củ qua nước muối có loại bỏ được hoá chất, giun sán?

Mặc dù có tác dụng diệt khuẩn, nước muối không phải là giải pháp vạn năng có thể loại trừ mọi nguy cơ bệnh tật từ thực phẩm bẩn.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - chuyên gia công nghệ thực phẩm, khẳng định việc ngâm rau quả trong nước muối không làm chết được giun sán hay loại bỏ được tồn dư hoá chất: "Chưa nghiên cứu khoa học nào khẳng định nước muối có thể diệt được trứng giun sán hay loại bỏ hóa chất ra khỏi rau củ quả như nhiều người đang nghĩ".

Để yên tâm, nhiều bà nội trợ ngâm rau củ trong nước muối rất lâu, từ 15 đến 20 phút, nhưng  TS Thịnh cho rằng điều này không nên. Việc ngâm rau củ quả với nước muối quá lâu có thể gây mất chất, khiến rau bị dập nát, mất ngon.

Ngâm rau củ qua nước muối có tác dụng đến đâu?-2
Không nên rửa rau bằng nước muối quá lâu. (Ảnh: Food.com)

TS.BS Trần Huy Thọ, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (thuộc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương) cũng khẳng định, việc ngâm nước muối không tiêu diệt được giun sán trong rau sống.

Theo ông, không nên ăn sống các loại rau thủy sinh. Với các loại rau trên cạn như xà lách, rau mùi, các loại rau húng… tốt nhất nên rửa dưới vòi nước chảy để trứng giun sán (nếu có) trôi đi. Bước tiếp theo sau khi rửa là ngâm rau với nước muối. Trứng giun sán sẽ nổi lên; trước khi vớt rau thì bạn dìm rau xuống dưới mặt nước rồi đổ nước đi, trứng giun sán sẽ trôi theo nước.

"Đa số người dân khi ngâm rau với nước muối xong sẽ vớt trực tiếp lên khi chưa đổ nước, như vậy trứng giun sán nếu có nổi lên sẽ bám lại vào rau, ăn vào có thể gây bệnh", bác sỹ Thọ nói. Ông cho biết việc ngâm rau với nước muối hay rửa dưới vòi nước đều chỉ có một phần tác dụng trong việc phòng giun sán, do đó tốt nhất nên ăn chín uống sôi.

Theo VTC News

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtc.vn/ngam-rau-cu-qua-nuoc-muoi-co-tac-dung-den-dau-ar823019.html

mẹo vặt gia đình


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.