Nước đun sôi để nguội có bị thiu không?

Nước đun sôi để nguội có bị thiu không, liệu có thể đun một lần sử dụng lâu dài hay sau một thời gian nhất định thì nên đổ bỏ?

Nhiều gia đình có thói quen đun nước sôi để nguội đổ vào bình lọc và lưu trữ từ ngày này qua ngày khác. Đây có thực sự là thói quen tốt, nước đun sôi để nguội để lâu có bị ôi thiu?

Nước đun sôi để nguội có bị thiu không?

Dù bạn khó có thể cảm nhận được sự ôi thiu của nước đun sôi để nguội nhưng sự thực là nước đun sôi để nguội có thể bị thiu.

Khi đun sôi nước, ký sinh trùng chết đi, phần xác sẽ tồn tại trong nước. Theo chuyên gia công nghệ thực phẩm, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nếu để nguội và uống trong 1-2 ngày, bạn sẽ an toàn, nhưng nếu để lâu sẽ nhiễm khuẩn và có thể gây nguy hiểm.

"Xác vi sinh vật trong nước để lâu sẽ là thức ăn cho các vi khuẩn bên ngoài môi trường thâm nhập vào", ông Thịnh nói. Dù khó cảm nhận, nhưng nước lúc đó đã bị "thiu", nên đổ bỏ. Có thể nhận ra nước bị thiu qua hiện tượng nhớt ở đáy và thành bình. 

Nước đun sôi để nguội có bị thiu không?-1
Nước đun sôi để nguội có thể bị thiu.

Nước lấy từ sông, hồ, ao, suối hay nước giếng khoan, giếng đào do thành phần có lượng chất hữu cơ nên khi đun sôi, các chất này bị phân hủy và dễ gây thiu hơn bình thường. Nước này cũng không bảo quản được lâu, có khi chỉ được vài giờ tới nửa ngày.

Loại nước máy đã qua xử lý, thanh lọc nên khá sạch, sau khi đun sôi có thể được lâu hơn, thời gian bảo quản khoảng 24 giờ.

Nhiều gia đình thường đun nước sôi để nguội tích trữ trong bình thủy tinh và trong bình nhựa để uống ngày qua ngày mà không hề biết rằng nếu để lâu, nó không hề an toàn hơn nước chưa đun. 

Ngoài ra, việc đổ chồng nước cũ vào nước mới vô tình sẽ làm nhân số lượng vi khuẩn trong nước, dễ sinh ra nấm mốc. Lúc này, nước đã bị thiu, thậm chí các chất hữu cơ cũng bị phân giải, chất vô cơ bị lắng xuống, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. 

Vì vậy, nước đun sôi để nguội chỉ nên uống trong ngày, không để lâu hơn để tránh đưa vào cơ thể các loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe nói chung. Trước khi cho nước mới vào bình, nên đổ hết nước cũ và rửa bình để loại bỏ vi khuẩn từ chỗ nước đã thiu trước đó. 

Để uống nước đun sôi để nguội an toàn, cần che đậy cẩn thận, tránh nhiễm bẩn từ môi trường.

Lợi ích của nước đun sôi để nguội

Chăm sóc sắc đẹp

Uống nhiều nước là cách giúp giải độc và làm đẹp. Việc uống nước có thể giúp cơ thể bài tiết nước tiểu, đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, làm giảm sự hình thành của sắc tố da, tránh hiện tượng phù nề.

Đặc biệt, với những người thích thức khuya thì việc uống một cốc nước đun sôi để nguội khi còn sớm rất tốt cho làm đẹp.

Thúc đẩy phục hồi cơ thể

Khi bị cảm, viêm họng, ho, các bác sĩ luôn khuyên chúng ta nên uống nhiều nước hơn. Thực tế, điều này có lý do khoa học nhất định, vì uống nhiều nước có lợi cho việc đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất độc hại và làm giảm các triệu chứng khó chịu.

Cải thiện sức đề kháng

Khi bị mất nước, cơ thể sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau như nhiệt, cảm lạnh… Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể không chỉ giúp đào thải chất độc ra ngoài mà còn làm tăng khả năng miễn dịch. Vì nước trong cơ thể con người có hai chức năng chính: một là nằm trong cấu tạo của tế bào, hai là tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Giảm mệt mỏi

Nhiều người có thói quen đi ngủ muộn, nhưng sáng phải dậy sớm để đi làm, nên dễ bị đau đầu. Nguyên nhân của triệu chứng này phần lớn là do cơ thể thiếu nước hoặc mất nước do ra nhiều mồ hôi. Nếu lúc này uống một cốc nước, có thể loại bỏ cơn đau đầu và giúp bạn tràn đầy năng lượng.

Đặc biệt vào mùa hè, thời tiết nắng nóng khiến chúng ta dễ ​​lâm vào tình trạng chán nản, mất tinh thần, mệt mỏi, nguyên nhân cũng là do cơ thể bị thiếu nước, lúc này nên uống nhiều nước để giải tỏa mệt mỏi, khó chịu.

Theo VTC.vn

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtc.vn/nuoc-dun-soi-de-nguoi-co-bi-thiu-khong-ar809298.html

mẹo vặt gia đình


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.