- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
10 nghịch lý của kinh tế Việt Nam
Xét theo ý nghĩa phát triển (rộng hơn, thực chất hơn so với tăng trưởng),thì kinh tế Việt Nam còn đứng trước nhiều nghịch lý, trong đó có 10 nghịchlý được xét trên các góc độ khác nhau.
Kinh tế Việt Nam không bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc khủng hoảng tàichính và kinh tế thế giới, tăng trưởng đã thoát đáy vượt dốc đi lên vàđang dần phục hồi.
Tuy nhiên xét theo ý nghĩa phát triển (rộng hơn, thực chất hơn so vớităng trưởng), thì kinh tế Việt Nam còn đứng trước nhiều nghịch lý, trong đócó 10 nghịch lý được xét trên các góc độ khác nhau.
Một là, tăng trưởng cao hơn nhưng vẫntụt hậu, thậm chí còn tụt hậu xa hơn.
Năm 2010 (tạm tính tăng 6,5%), GDP của Việt Nam so với năm 1985 cao gấpgần 5,2 lần (bình quân thời kỳ 1986 - 2010 tăng 6,8%/năm); so với năm 1990cao gấp trên 2 lần (bình quân thời kỳ 1991- 2010 tăng 7,4%/năm). Đó là nhữngtốc độ tăng khá cao.
GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái bình quân năm2008 của Việt Nam đạt 1.052 USD (năm 2010 ước tính sẽ đạt khoảng 1.138 USD),thấp xa so với các con số tương ứng của nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á(Singapore 37.597,3 USD, Brunei 35.623 USD, Malaysia 8.209,4 USD, Thái Lan4.042,8 USD, Indonesia 2.246,5 USD, Philippines 1.847,4 USD).
GDP bình quân đầu người của Việt Nam mới bằng 42,8%, con số tương ứng củakhu vực Đông Nam Á và đứng thứ 7/11 nước; bằng 26% con số tương ứng của châuÁ và đứng thứ 36/50 nước và vùng lãnh thổ có số liệu so sánh; bằng 11,7% consố tương ứng của thế giới và đứng thứ 138/182 nước và vùng lãnh thổ có sốliệu so sánh.
Nếu họ “đứng yên” thì cũng phải nhiều năm sau Việt Nam mới bằng mức hiệnnay của họ. Nhưng đó chỉ là giả thiết, thực tế họ vẫn tiến, thậm chí có nước,có năm còn tiến nhanh hơn.
Từ các con số trên, có thể rút ra hai nhận xét đáng lưu ý. Một, thứ bậcvề GDP bình quân đầu người của Việt Nam vẫn nằm ở nửa dưới trong các nước ởkhu vực Đông Nam Á, ở châu Á và trên thế giới.
Hai, do giá trị của 1% tănglên của GDP bình quân đầu người của Việt Nam còn thấp như trên, nên tốc độtăng chỉ tiêu này của Việt Nam phải cao gấp đôi tốc độ tăng của khu vực ĐôngNam Á, cao gấp trên 4 lần tốc độ tăng của châu Á và cao gấp 9 lần tốc độtăng trung bình của thế giới thì mới không bị tụt hậu xa hơn (chênh lệchtuyệt đối giảm).
Hai là, tăng trưởng liên tục trong thờigian dài, nhưng vẫn chưa được coi là phát triển bền vững.
Tăng trưởng kinh tế sau khi bị giảm trong năm 1979 và năm 1980, thì từnăm 1981 đã tăng trưởng liên tục, tính đến năm 2010 này là 30 năm, vượt kỷlục cũ của Hàn Quốc (23 năm tính đến năm 1996) và hiện chỉ thấp hơn kỷ lục32 năm hiện do Trung Quốc đang nắm giữ.
Tăng trưởng liên tục trong 30 năm với tốc độ tăng 6,73%/năm, nhưng vẫnchưa được coi là phát triển bền vững, bởi chất lượng tăng trưởng kinh tế cònthấp, về mặt xã hội còn nhiều vấn đề bức xúc, việc bảo vệ và cải thiện môitrường còn nhiều hạn chế.
Tăng trưởng kinh tế chủ yếu do sự đóng góp của yếu tố tăng vốn (chiếmkhoảng 52 - 53%); do sự đóng góp của yếu tố tăng số lượng lao động (chiếmkhoảng 19 - 20%); còn yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (gồm hiệu quả sửdụng vốn, năng suất lao động trên cơ sở khoa học - công nghệ) mới chiếm 28 -29%, thấp xa so với con số 35 - 40% của một số nước trong khu vực.
Kinh nghiệm trong lịch sử và kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, mụctiêu cuối cùng đạt được không phải chỉ bằng tốc độ tăng trưởng cao trongngày hôm nay, mà phải bằng độ bền của tốc độ tăng trưởng trong dài hạn. Đãđến lúc, nếu không nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển bền vững, thìngay cả việc tăng trưởng với tốc độ cũ cũng khó mà đạt được.
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng liên tục trong thời gian dài nhưng vẫn chưa được coi là phát triển bền vững |
Ba là, mở cửa hội nhập để đẩy mạnh xuấtkhẩu, nhưng nhập siêu liên tục với quy mô lớn.
Nhập siêu của Việt Nam có năm điểm đáng lưu ý. Một, nhập siêu gần nhưliên tục, trong thời gian dài. Trong 25 năm đổi mới, chỉ có một năm xuấtsiêu nhẹ (41 triệu USD) và cách đây cũng đã khá lâu (năm 1992), còn có tới24 năm nhập siêu. Hai, mức nhập siêu khá lớn (năm 2008 lên đến trên 18 tỷUSD và 4 năm nay, nếu tính bằng tỷ USD đã ở mức hai chữ số); tỷ lệ nhập siêuso với xuất khẩu, so với GDP vượt mức an toàn (trên 20%).
Ba, mở cửa, hội nhập là để tìm thị trường tiêu thụ, nhưng gần như càng mởcửa, hội nhập thì càng nhập siêu. Đặc biệt nhập siêu lại bùng lên khi ViệtNam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Bốn, nhập siêu thường kèmtheo là giá giảm, người tiêu dùng được hưởng lợi, nhưng trong khi sản xuấttrong nước thì bị cạnh tranh, giảm thị phần, còn người tiêu dùng vẫn phảimua giá cao. Điểm thứ năm, nhập siêu không phải từ thị trường có hàng kỹthuật cao, có công nghệ nguồn, mà lại từ các thị trường không phải có kỹthuật cao, có công nghệ nguồn - đặc biệt là từ thị trường Trung Quốc.
Bốn là, chuyển sang kinh tế thị trườngđã nhiều năm, nhưng thể chế chuyển chậm.
“Bàn tay hữu hình” còn quá dài, trong khi “bàn tay vô hình” còn quá ngắn.Doanh nghiệp nhà nước giảm về số lượng, nhưng phình to về quy mô, chiếm tỷtrọng lớn về vốn, chiếm tỷ trọng nhỏ về lao động; doanh nghiệp tư nhân rađời nhiều, giải quyết được nhiều công ăn việc làm, nhưng quy mô nhỏ, chậmlớn.
Cải cách hành chính chậm, thủ tục hành chính còn nặng nề. Chi phí bấthợp lý, thậm chí bất hợp pháp còn nhiều. Cạnh tranh chưa bình đẳng, “ra sânchơi chung, nhưng đã chấm trước người thắng kẻ thua”. Kinh tế thị trườngnhưng độc quyền còn lớn.
Năm là, chuyển sang công nghiệp hóa,hiện đại hóa đã trên 15 năm, nhưng tính gia công còn nặng. Do giacông nặng, nên vừa làm cho giá trị tăng thêm thấp, vừa phụ thuộc vào nướcngoài, làm tăng nhập siêu, dễ bị ảnh hưởng khi thị trường nước ngoài gặp bấtổn.
Sáu là, “tam nông” rất quan trọng, nhưngchưa được quan tâm tương xứng.
Việt Nam xuất phát từ nông nghiệp đi lên; tỷ lệ dân số nông thôn từ trên90% trước Cách mạng đã giảm xuống nhưng hiện vẫn còn chiếm 70%; tam nông đãđóng góp tích cực trong việc giúp cho đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảngkinh tế - xã hội tiềm ẩn từ cuối những năm 70, bùng phát trong thập kỷ 80,kéo dài tới đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước; giúp ổn định ở trong nước đểứng phó với cuộc khủng hoảng khu vực những năm 1997 - 1998, cuộc khủng hoảngtài chính và suy thoái kinh tế thế giới 2008- 2009,... nhưng tỷ trọng vốnđầu tư cho nông, lâm - thủy sản trong tổng vốn đầu tư phát triển xã hội giảmvà hiện ở mức thấp (năm 2000 chiếm 13,8%, năm 2005 còn 7,5%, năm 2009 còn6,3%).
Diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt đất trồng lúa giảm. Chênh lệch giữathành thị và nông thôn còn lớn cả về thu nhập, chi tiêu, nhà ở, điện nước,vệ sinh, đồ dùng lâu bền... còn lớn. Tỷ lệ nghèo ở nông thôn cao gấp đôi ởthành thị, số người nghèo ở nông thôn chiếm trên dưới 90% tổng số hộ nghèocủa cả nước...
Bảy là, với mục tiêu tăng trưởng cao,Việt Nam đã kích cầu đầu tư lớn (có tỷ lệ đầu tư so với GDP đứng hàng đầuthế giới), nhưng lãi suất vay vốn ở Việt Nam cũng thuộc loại cao so với cácnước và vùng lãnh thổ. Thu nhập và sức mua có khả năng thanh toán củadân cư còn thấp do thu nhập của lao động thấp; nhưng khi kích cầu đầu tư vàtiêu dùng thì có một phần không nhỏ hàng hóa, vật tư của nước ngoài nhậpsiêu vào chiếm lĩnh thị phần.
Tám là, tỷ lệ tiết kiệm, tỷ lệ động viêntài chính cao, nhưng tỷ lệ bội chi ngân sách lớn và tăng.
Tỷ lệ tích lũy so với GDP của Việt Nam đã tăng khá nhanh (từ 27,1% năm1995 lên 29,6% năm 2000, lên 35,6% năm 2005, lên 43,1% năm 2007, vài năm cógiảm xuống nhưng năm 2009 vẫn ở mức 38,1%, thuộc loại cao trên thế giới.
|
Tỷ lệ tổng thu ngân sách so với GDP của Việt Nam tăng và thuộc loại cao(nếu năm 2000 mới đạt 20,5% thì năm 2005 đã đạt 27,2%, năm 2008 là 28,1%),nhưng tỷ lệ bội chi so với GDP tăng lên (từ 4,1% năm 2000 lên 5,2% năm 2008,lên 6,9% năm 2009 và năm 2010 có thể giảm xuống nhưng vẫn ở mức cao trên6%). Đây là một trong những yếu tố làm bất ổn vĩ mô, yếu tố tiềm ẩn của lạmphát.
Chín là, khoa học - công nghệ là độnglực của tăng trưởng, là yếu tố để nâng cao chất lượng tăng trưởng, nhưng tácđộng đối với nền kinh tế còn thấp.
Tỷ trọng hoạt động khoa học- công nghệ trong GDP nhiều năm nay chỉ chiếm0,62-0,63%, tác động đối với tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế nhỏ.Tình hình này do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân do đầu tư chưa đủ độ (năm2009 đã tăng lên nhưng cũng chỉ chiếm 0,73% tổng vốn đầu tư toàn xã hội).
Cónguyên nhân do cơ chế vận hành hoạt động này chậm được chuyển đổi, khi có cơchế thì thực hiện còn lúng túng. Có nguyên nhân do hoạt động khoa học- côngnghệ và hoạt động sản xuất kinh doanh chưa có sự kết hợp chặt chẽ. Thịtrường khoa học công nghệ chậm hình thành và chậm phát triển.
Mười là, giáo dục được coi như quốc sáchhàng đầu, nhưng còn nhiều hạn chế, bất cập.
Nếu khoa học - công nghệ là động lực của phát triển, thì giáo dục - đàotạo là chìa khóa của khoa học - công nghệ. Giáo dục - đào tạo sớm được xácđịnh là quốc sách hàng đầu, với tỷ trọng chi cho giáo dục - đào tạo trongtổng chi ngân sách tăng. Ngành giáo dục - đào tạo liên tục cải cách, nhưnghiệu quả thấp...
Theo Dương Ngọc
VnEconomy
-
Mua sắm37 phút trướcSáng nay (24/11), giá vàng nhẫn tiếp tục tăng từ 400.000 - 800.000 đồng/lượng, lên mốc 86 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn chỉ cách giá vàng SJC khoảng 400.000 đồng/lượng.
-
Mua sắm1 giờ trướcCòn hơn hai tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán 2025 nhưng các loại pháo hoa đã được rao bán đầy "chợ mạng".
-
Mua sắm2 giờ trướcTuyến đường ở TPHCM lọt top giá thuê mặt bằng đắt đỏ thế giới; nguồn cung căn hộ dồi dào dịp cuối năm; nhu cầu nhà vừa túi tiền dịch chuyển khỏi TP; một doanh nghiệp bất động sản bị cưỡng chế thuế gần 100 tỷ đồng... là các tin tức nổi bật tuần qua.
-
Mua sắm14 giờ trướcGiá vàng gần như đi lên theo đường thẳng trên thị trường quốc tế, giúp giá vàng miếng SJC, giá vàng nhẫn 99,99 duy trì mốc cao chót vót.
-
Mua sắm17 giờ trướcThời gian gần đây, thị trường đất nền gần dự án Vành đai 4 đang ghi nhận sự tăng trưởng rõ rệt, nhiều nơi tăng 30% so với đầu năm 2024.
-
Mua sắm18 giờ trướcThị trường chứng khoán đi xuống, thanh khoản thấp, sức hấp dẫn suy giảm. Tuy nhiên, gần đây vợ con các đại gia, sếp lớn các doanh nghiệp, ngân hàng đua nhau mua và đăng ký mua vào cổ phiếu. Điều gì đang xảy ra trên thị trường vốn Việt Nam?
-
Mua sắm1 ngày trướcSáng 23/11, giá vàng thế giới hôm nay tiếp tục tăng mạnh và lấy lại ngưỡng 2.700 USD/ounce sau hơn 1 tuần giảm mạnh.
-
Mua sắm1 ngày trướcGiá căn hộ cao cấp, hạng sang ở TP.HCM đã lên mức cao kỷ lục, dao động từ 120 triệu đến khoảng 600 triệu đồng/m2 khiến người có thu nhập cao cũng khó mua được.
-
Mua sắm1 ngày trướcTừng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
-
Mua sắm1 ngày trướcGiá dưa hấu rớt thê thảm, khiến mỗi hộ nông dân thua lỗ hàng trăm triệu đồng... Nhiều quả dưa to đẹp bị vứt đầy đồng.
-
Mua sắm1 ngày trướcNhững bất ổn kinh tế và địa chính trị sẽ tác động tiêu cực lên giá vàng thế giới trong năm 2025. Giới phân tích cảnh báo nhà đầu tư vàng cần chuẩn bị tâm lý trước một chặng đường gập ghềnh và nhiều rủi ro giảm giá đáng kể trong năm tới.
-
Mua sắm1 ngày trướcSáng nay (22/11), giá vàng tiếp tục tăng mạnh nửa triệu đồng/lượng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 86 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn trên mốc 85 triệu đồng/lượng.
-
Mua sắm1 ngày trướcBlack Friday được coi là dịp giảm giá mạnh nhất năm. Vậy Black Friday 2024 là ngày nào để giúp mọi người có thể mua được những món đồ yêu thích với mức giá hấp dẫn?
-
Mua sắm2 ngày trướcDự kiến, từ đầu năm 2025, ngành thuế sẽ nâng cấp ứng dụng hỗ trợ cá nhân kê khai thuế điện tử, từ đó tự động hỗ trợ toàn bộ việc quyết toán thuế, hoàn thuế thu nhập cá nhân cho người nộp thuế.