“Bỏ rơi” mô hình tập đoàn ngân hàng?

Theo chương trình xây dựng luật, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, khóa 12 này để bắt đầu có hiệu lực từ ngày 112011. Trước đó, dự thảo luật này cũng đã được đưa ra lấy ý kiến tại 2 kỳ họp của Quốc hội khóa 12 năm 2009

Qua những lần xây dựng và lấyý kiến, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) vẫn để ngỏ một số điểm màthực tế đòi hỏi.

Theo chương trình xây dựng luật, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) sẽ trìnhQuốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, khóa 12 này để bắt đầu có hiệu lực từ ngày1/1/2011. Trước đó, dự thảo luật này cũng đã được đưa ra lấy ý kiến tại 2 kỳ họpcủa Quốc hội khóa 12 năm 2009.

Trong ngày 22 và 23/5 vừa qua, các đại biểu Quốc hội đã tập trung thảo luận vàcho ý kiến sau khi nghe báo cáo, tổng hợp kết quả tiếp thu và giải trình của Ủyban Thường vụ Quốc hội.

Thế nhưng, qua những lần xây dựng dự thảo và lấy ý kiến đó, có một số vấn đề màthực tế hoạt động của các ngân hàng thương mại đòi hỏi vẫn còn để ngỏ, khôngđược đưa vào nội dung hoặc ít được đề cập tới.

Mô hình tập đoàn: Yêu cầuthực tế

Những năm gần đây, một số ngân hàng thương mại lớn đã phát triển nhanh, mở rộngvề lĩnh vực hoạt động và địa bàn. Theo sự phát triển này, mô hình tập đoàn tàichính - ngân hàng được đặt ra, thậm chí được nhấn mạnh trong định hướng củanhiều thành viên; đơn cử như Ngân hàng Á châu (ACB), Ngân hàng Sài Gòn ThươngTín (Sacombank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank)….

Có trường hợp đã khẳng định thông điệp hoạt động theo mô hình tập đoàn tài chính- ngân hàng, hay sự nhấn mạnh trong các phát ngôn hoặc thông tin công bố… Thếnhưng, thực tế có trường hợp vẫn lưỡng lự khi đưa thông điệp đó vào chính sáchtruyền thông và phát triển thương hiệu, dù họ đã tiếp cận mô hình tập đoàn theothông lệ quốc tế.

Một đại diện trong những trường hợp đó cho rằng họ thất vọng khi không thấy vấnđề này được đưa vào dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trong khi đó làmột yêu cầu sát sườn và thực tế.

“Bỏ rơi” mô hình tập đoàn ngân hàng?
Những năm gần đây, một số ngân hàng thương mại lớn đã phát triển nhanh, mở rộng về lĩnh vực hoạt động và địa bàn

“Dự thảo Luật không điều chỉnh về tập đoàn tài chính - ngân hàng trong khi hiệnnay nhiều nước trên thế giới đều có các đạo luật riêng trong đó quy định chungvề các quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm với cơ quan nhà nước về thành lập, sởhữu, niêm yết và những quan hệ trong nội bộ tập đoàn về mô hình, cấu trúc quảntrị, cấu trúc vốn hoạt động; cũng như quy định về phương thức quản lý, giám sát,kiểm tra của nhà nước”, đại diện trên nói.

Tại Việt Nam hiện nay, một số ý kiến cũng cho rằng đã có những thay đổi lớn, cănbản về cơ cấu kinh tế và môi trường kinh doanh, do đó sự ra đời của những tậpđoàn tài chính - ngân hàng là tất yếu nhằm tăng năng lực cạnh tranh, đảm bảoquyền chi phối của Nhà nước thông qua các tập đoàn trong việc phát triển kinh tế.

Hiện Chính phủ đã ban hành Nghị định 101/2009/NĐ-CP về thành lập, quản lý, giámsát tập đoàn kinh tế nhà nước nhưng vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Hơn nữa, nghịđịnh này không hướng đến điều chỉnh tập đoàn tài chính - ngân hàng nên dường nhưvẫn còn bỏ ngỏ khả năng các cơ quan quản lý nhà nước sẽ ban hành quy định mangtính chuyên ngành về mô hình này.

Như trên đề cập, hiện nhiều ngân hàng Việt Nam đã tuyên bố chiến lược phát triểnthành tập đoàn tài chính - ngân hàng. Qua tìm hiểu, mô hình được được nhiều lựachọn có từ thực tế hoạt động tại Hàn Quốc và Đài Loan, nhưng nếu triển khai ởViệt Nam thì sẽ vướng nhiều về mặt pháp lý.

Thiếu quy định về ngân hàngđầu tư

Tại dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) trình Quốc hội lần này đã khôngquy định rõ các hoạt động khác của các ngân hàng thương mại; theo đó đã bỏ đikhái niệm và hoạt động “nghiệp vụ ngân hàng đầu tư”. Trong khi đó, bản dự thảohồi tháng 5/2009 có 1 điều quy định về vấn đề này và sử dụng rõ cụm thuật ngữ“ngân hàng đầu tư”.

Mặc dù hiện nay Việt Nam đã có Luật Chứng khoán năm 2006 quy định khá chi tiếtvề các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, tuy nhiên một số ý kiến từ phíangân hàng thương mại cho rằng vẫn rất cần có một văn bản pháp lý chính thức ởcấp độ luật đề cập đến hoạt động ngân hàng đầu tư.

Cụ thể, nội dung đó khi đưa vào luật sẽ quy định rõ những nghiệp vụ ngân hàngđầu tư mà các ngân hàng thương mại được trực tiếp thực hiện và với những nghiệpvụ buộc phải thực hiện qua các công ty con là công ty chứng khoán.

Một giải pháp được đặt ra là Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp với Bộ Tài chính (cụthể là Ủy ban Chứng khoán) có văn bản quy định rõ ràng và cụ thể về khuôn khổpháp lý hoạt động của ngân hàng đầu tư, làm cơ sở cho các ngân hàng thương mạicũng như các định chế tài chính triển khai.

Tương tự, về nội dung hành lang pháp lý cho mô hình tập đoàn tài chính - ngânhàng, Ngân hàng Nhà nước sẽ xây dựng một nghị định trình Chính phủ ban hành, nhưđã được phân công tại văn bản số 3841/VPCP-KHTH ngày 9/6/2009 của Văn phòngChính phủ.

Thế nhưng, ở hai nội dung và hướng giải quyết trên lại liên quan đến một vấn đềkhác, mà một số ngân hàng thương mại cho là “điểm yếu” của dự thảo Luật Các tổchức tín dụng (sửa đổi): có nhiều vấn đề xử lý vẫn phải chờ quy định, hướng dẫncủa Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước. Qua rà soát dự thảo, vẫn có đến 30 điểm tổchức tín dụng phải thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và 28 điểmtrao quyền cho Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể.

“Điểm yếu” đó là một trở ngại đối với việc đưa luật đi vào đời sống một cách đầyđủ hơn và nhanh chóng hơn.

Ở khía cạnh khác, từ những nội dung trên cho thấy việc xây dựng luật vẫn khó baotrùm và theo sát thực tế. Thế nên, nếu trong khoảng 4 - 5 năm tới, Luật Các tổchức tín dụng lại được đưa ra mổ xẻ tại nghị trường để tiếp tục bổ sung thì cũngkhông phải là điều quá bất ngờ.

Theo Minh Đức
VnEconomy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.