Sửa luật để ngăn lũng đoạn ngân hàng

Đây là dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ sáu với nhiều ý kiến trái chiều về một số nội dung liên quan đến yêu cầu quản lý và đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng

Việc tiếp thu, chỉnh lý dựthảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ bảytập trung chủ yếu vào vấn đề bảo vệ an toàn hệ thống trong hoạt động của các tổchức tín dụng, thông tin từ Văn phòng Quốc hội cho biết.

Đây là dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ sáu với nhiều ýkiến trái chiều về một số nội dung liên quan đến yêu cầu quản lý và đảm bảo antoàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Đầu tháng này, tại phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án LuậtCác tổ chức tín dụng (sửa đổi), một số ý kiến cũng cho rằng đãcó ngân hàng lớn bị chi phối bởi một số nhóm cổ đông.

Tiếp thu các ý kiến đóng góp, dự luật đã đưa ra nhiều quy định được xem là kháchặt chẽ đối với hoạt động ngân hàng, đặc biệt là nhằm ngăn chặn sự lũng đoạn,thao túng của nhóm cá nhân, tổ chức gây rủi ro cho an toàn hệ thống ngân hàng.

Cụ thể, tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng cho người quản lý, người điềuhành (thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc và các chứcdanh tương đương của tổ chức tín dụng) hoặc pháp nhân là cổ đông có người đạidiện phần vốn góp là thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát của tổ chức tíndụng cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng.

Bên cạnh đó, dự thảo luật cũng quy định về hạn chế tỷ lệ góp vốn, theo đó một cổđông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng;một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 10% vốn điều lệ của một tổchức tín dụng; cổ đông và những người có liên quan của cổ đông đó không được sởhữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.

Sửa luật để ngăn lũng đoạn ngân hàng

Tiếp thu các ý kiến đóng góp, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã đưa ra nhiều quy định được xem là khá chặt chẽ đối với hoạt động ngân hàng, đặc biệt là nhằm ngăn chặn sự lũng đoạn, thao túng của nhóm cá nhân, tổ chức gây rủi ro cho an toàn hệ thống ngân hàng

Về mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, dự thảo luật quy định về nguyên tắcchung; các quy định cụ thể về điều kiện, tỷ lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tưnước ngoài, giao Chính phủ quy định để đảm bảo sự linh hoạt trong điều hành củaChính phủ, phù hợp với tình hình thực tế trong từng giai đoạn phát triển và điềukiện cụ thể của nhà đầu tư.

Một trong những vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong quá trình tiếp thu, chỉnhlý dự án luật là việc cấm ngân hàng thương mại mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chứctín dụng khác. Dự luật thể hiện hai phương án, một là ngân hàng thương mại, côngty con của ngân hàng thương mại không được mua, nắm giữ cổ phiếu của các tổ chứctín dụng khác, trừ trường hợp nắm giữ cổ phiếu theo quy định hoặc trường hợp nắmgiữ cổ phiếu của các tổ chức tín dụng khác theo chỉ định của Ngân hàng  Nhà nước.

Trong trường hợp nắm giữ cổ phiếu do xử lý nợ, ngân hàng thương mại phải bán sốcổ phiếu này trong vòng 1 năm, kể từ ngày xử lý tài sản đảm bảo là cổ phiếu.

Phương án hai là ngân hàng thương mại, công ty con của ngân hàng thương mại đượcmua, nắm giữ cổ phiếu của các tổ chức tín dụng khác với điều kiện và trong giớihạn quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Liên quan đến quy định đưa ra công luận việc tổ chức tín dụng bị đặt vào tìnhtrạng kiểm soát đặc biệt, nhiều ý kiến cho rằng khi một thực tế bị đặt trongtình trạng này thì không thể tránh khỏi việc rò rỉ thông tin ngay từ nội bộ vàcó thể dẫn tới những tác động tiêu cực khi chưa có thông tin chính thức.

Do vậy, cần phải công khai thông tin việc tổ chức tín dụng bị đặt vào tình trạngkiểm soát đặc biệt để bảo vệ lợi ích người gửi tiền, tránh tác động tiêu cực từnhững nguồn thông tin không chính thức. Tuy nhiên, cũng cần xem xét đến nhữngtác động tiêu cực do tâm lý, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống, do đó cần cân nhắcvề mức độ công khai và lựa chọn thời điểm công khai thông tin.

Dự thảo luật đã sửa theo hướng việc công bố thông tin kiểm soát đặc biệt với tổchức tín dụng được giao Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể. Những vấn đề khácnhư hoạt động của ngân hàng thương mại, các hạn chế  bảo đảm an toàn… cũng đãđược bổ sung, chỉnh lý.

Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) là một trong 10 dự án luật sẽ được Quốc hộixem xét, thông qua tại kỳ họp thứ bảy, sẽ diễn ra từ 20/5 đến 19/6. Quốc hội sẽthảo luận tại hội trường về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự luậtnày trước khi thông qua vào cuối kỳ họp.

Theo Nguyễn Lê
Sửa luật để ngăn lũng đoạn ngân hàng



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.