Nợ cao, trách nhiệm tăng

Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội vừa công bố báo cáo thẩm tra, nợ Chính phủ có khả năngchiếm 44,6% GDP vào cuối năm 2010.

Ủy ban Tài chính - Ngân sáchQuốc hội vừa công bố báo cáo thẩm tra, nợ Chính phủ có khả năng chiếm 44,6% GDPvào cuối năm 2010.

Trong vòng ba năm trở lại đây, tỷ lệ nợ/GDP liên tục giatăng, từ 33,8% năm 2007 tăng lên 36,2% năm 2008 và thành 41,9% trong năm2009. Với một nước đang phát triển như Việt Nam, nợ tăng và cao là điều dễhiểu. Để kích cầu đầu tư, chúng ta phải tăng bội chi ngân sách, nợ vì vậycũng nhân lên, từ nguồn vốn cam kết của các nhà tài trợ quốc tế (năm 2009,Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam đã cam kết tài trợ hơn 8 tỷ USD),từ phát hành trái phiếu Chính phủ (trong hai năm 2009 và 2010 là 120.000 tỷđồng).

Cuối tháng 1 vừa qua, chúng ta cũng vừa phát hành một tỷ USD tráiphiếu ra thị trường quốc tế… Hiện trung bình mỗi năm, Việt Nam phải trả nợkhoảng một tỷ USD. Diễn biến này vừa là hạn chế trong điều hành ngân sáchNhà nước vừa qua, làm gia tăng lo ngại về an ninh tài chính quốc gia, đặt ranhiều thách thức cho công tác này tới đây. 

Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Lê Đức Thúy cho rằng,với Việt Nam, tỷ lệ nợ Chính phủ dưới 50% vẫn ở ngưỡng an toàn.

Thực tế chothấy, Việt Nam vẫn được cộng đồng quốc tế tín nhiệm, thể hiện qua con số camkết tài trợ tại Hội nghị Nhóm các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) tổ chức hằngnăm là một đồ thị đi lên, kể cả vào thời điểm kinh tế toàn cầu khủng hoảng (năm2009). Kết quả này, theo ông Thúy là một thành công, bởi nguồn vốn cam kếtđó một phần là viện trợ không hoàn lại, còn lại là khoản vay ưu đãi, lãisuất thấp.

Nợ cao, trách nhiệm tăng

“Hồi đầu năm, chúng ta phát hành trái phiếu quốc tế phải chấpthuận lãi suất tới 7%. Trong khi nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các tổchức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á…, lãi suấtchỉ vài ba phần trăm, thời hạn vay dài trên 30 năm, giúp chúng ta có thờigian, điều kiện thanh toán nợ”, ông Thúy nhận xét.

Người đứng đầu cơ quangiám sát tài chính quốc gia cũng nhấn mạnh, vấn đề cốt yếu của chúng ta, làphải có kế hoạch trả nợ hợp lý và đặc biệt, phải nâng cao hiệu quả các dự ánvay sử dụng vốn vay.

Ông Đinh Văn Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách Quốc hội, cơquan công bố báo cáo giám sát cũng cho rằng, tỷ lệ nợ Chính phủ của ViệtNam, mặc dù tăng nhanh, nhưng vẫn chưa đến mức lo ngại. Ông Nhã lý giải, cáckhoản vay của Việt Nam, nhất là vay nợ nước ngoài, chủ yếu có thời hạn dài30 - 40 năm, được 10 năm ân hạn, có lãi suất ưu đãi, tỷ lệ vay ngắn hạn rấtthấp.

“Vấn đề quan trọng nhất là chúng ta phải quản lý chặt chẽ, sử dụnghiệu quả vốn vay”, ông Nhã nói và phân tích thêm, phần lớn khoản vốn đó đượcsử dụng đầu tư hạ tầng, giao thông, không tính thu lợi ngay, nhằm mang lạihiệu quả chung cho nền kinh tế, cộng đồng và xã hội. Do vậy, các cơ quanquản lý, giám sát kế hoạch vay vốn, trả nợ và những đơn vị trực tiếp sử dụngnguồn vốn vay càng có năng lực, trách nhiệm cao, càng giúp hạn chế nguy cơcác thế hệ con cháu chúng ta phải “è cổ” trả nợ.

Mặt khác, để gia tăng nguồn vốn phát triển kinh tế, xã hội, giảm nợ Chínhphủ, chúng ta phải bằng mọi cách khuyến khích sự tham gia của nhiều thànhphần kinh tế hơn nữa, nhất là các doanh nghiệp tư nhân trong đầu tư các dựán hạ tầng như cầu, đường, trường, trạm… Theo các chuyên gia kinh tế, khôngchỉ giúp mở rộng, đa dạng nguồn vốn đầu tư, sự tham gia của tư nhân trongcác công trình này cũng giúp tăng khả năng quản lý, sử dụng và thu hồi vốnhiệu quả. 

Bộ Kế hoạch - Đầu tư đang trình Chính phủ ban hành quyết định cho phép thíđiểm mô hình đối tác Nhà nước – tư nhân trong đầu tư phát triển hạ tầng cơsở. Đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để các tổ chức, cá nhân có thể thamgia góp vốn, đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước, góp phần giảm tỷlệ nợ Chính phủ.

Theo Thảo Nguyên
Nợ cao, trách nhiệm tăng



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.