"Thắt" tiền tệ quá mạnh, doanh nghiệp gặp khó

Chủ trương từng bước giảm bớtmức độ nới lỏng chính sách tiền tệ để ngăn ngừa lạm phát cao trở lại trongnăm 2010 khi kinh tế đã phục hồi là đúng.

Chủ trương từng bước giảm bớtmức độ nới lỏng chính sách tiền tệ để ngăn ngừa lạm phát cao trở lại trongnăm 2010 khi kinh tế đã phục hồi là đúng. Tuy nhiên, mức thắt chặt chínhsách tiền tệ trong thời gian qua có phần quá mạnh, gây nhiều khó khăn chodoanh nghiệp.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế củaQuốc hội Hà Văn Hiền khẳng định như vậy khi trình bày trước Ủy ban Thường vụQuốc hội báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung việc thực hiện nghị quyết củaQuốc hội về phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2009; tìnhhình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2010.

“Chính phủ bảo không, sao giá vẫn tăng?”

Theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, tổng dư nợ tín dụng năm 2009 tăng 37,53% (bìnhquân 3,13% một tháng), trong đó tín dụng bằng VND tăng khoảng 43%, nhưngtháng 1 chỉ tăng 0,26%, tháng 2 tăng 1,14%, tháng 3 tăng 1,49% và quý I chỉtăng 3,52%, trong đó dư nợ tín dụng bằng VND tăng 0,57% so với tháng12/2009.

“Tốc độ sụt giảm quá nhanh của mức tăng tổng dư nợ tín dụng làm cácdoanh nghiệp khó đủ vốn để duy trì sản xuất và thanh khoản của nền kinh tếtrở nên khó khăn. Tổng phương tiện thanh toán tăng chậm chính là nguyên nhânkhiến tín dụng tăng thấp và làm lãi suất tăng cao không bình thường”, ôngHiền phân tích.

"Thắt" tiền tệ quá mạnh, doanh nghiệp gặp khó

Việc điều chỉnh giá một số mặt hàng thiết yếu, trong đó có xăng dầu trong khoảng thời gian ngắn là một nguyên nhân khiến CPI quý I tăng đột biến (Ảnh: Trung Kiên)

Cũng theo Ủy ban này, việc điều chỉnh giá một số mặt hàng như điện, than,nước, xăng dầu... diễn ra gần như đồng thời trong thời gian ngắn cùng vớiviệc điều chỉnh tỷ giá hai lần trong vòng hai tháng, được triển khai ngaytrước Tết Nguyên đán đã gây hiệu ứng cộng hưởng.

Đây là một trong nhữngnguyên nhân làm CPI tăng đột biến trong quý I năm 2010, gây tâm lý lo lắngtrong dân cư và doanh nghiệp. “Khi tôi đi tiếp xúc cử tri, họ hỏi Chính phủbảo không tăng giá, sao giá xăng dầu và một số mặt hàng khác vẫn tăng? Chínhphủ nên trả lời cử tri câu hỏi này”, Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đềnghị.

Tăng thu, rà soát chi để kiềm chế lạm phát

Để ngăn ngừa nguy cơ lạm phát tăng cao trong năm 2010, ngoài giải pháp thựcthi chính sách tiền tệ linh hoạt mà Ủy ban Kinh tế đề xuất, đại diện Ủy banTài chính – Ngân sách của Quốc hội đề nghị Chính phủ cần khai thác tốt cácnguồn thu, chống thất thu và gian lận thương mại, kiểm soát giá cả; rà soátlại chi tiêu tài chính công, cơ cấu lại chi ngân sách, nhất là chi đầu tưxây dựng cơ bản.

Mặc dù theo Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh, dư nợ Chính phủ vẫn nằm tronggiới hạn an toàn nhưng Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hộiTrương Thị Mai vẫn tỏ ý băn khoăn vì con số này đã tiệm cận đến mức không antoàn. “Phải chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả chương trình nợ và quản lý nợtrung và dài hạn để đảm bảo vững chắc an ninh tài chính quốc gia”, Phó chủtịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên nói.

Thừa nhận nền kinh tế vẫn tiềm tàng những nhân tố có thể làm cho lạm pháttăng cao trở lại, bội chi ngân sách Nhà nước, nhập siêu cũng tăng; việc làmvà đời sống của nhân dân có thể chưa giữ được ổn định và cải thiện, ông Kiênnhấn mạnh: “Phải lãnh đạo, chỉ đạo để thực hiện cho bằng được mục tiêu vàcác chỉ tiêu theo nghị quyết của Quốc hội”.

Theo Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Võ Hồng Phúc, bốn tháng đầu năm 2010, nền kinh tế tiếp tục được phục hồi với tốc độ tăng GDP quý I là 5,83% (quý I/2009 là 3,14%); tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến ngày 15/4 đã đạt 29,2% dự toán năm, cao hơn so với một số năm gần đây; tổng vốn đầu tư toàn xã hội quý I tăng 26,23% so với cùng kỳ năm trước; các mặt về an sinh xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân tiếp tục được giải quyết tốt…

Theo Văn Trung
"Thắt" tiền tệ quá mạnh, doanh nghiệp gặp khó



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.