Chứng khoán “khỏe” nội lực, lo ngoại lực

Công ty Chứng khoán Thăng Long (TLS) và Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) vừa công bố báo cáo nhận định về triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 7 tới, cũng như phần còn lại của năm 2010

Hai nhà môi giới dẫn đầu thịtrường chứng khoán đều lạc quan về triển vọng nội tại của nền kinh tế trong nước,nhưng cùng dè chừng về tác động từ thị trường thế giới.

Công ty Chứng khoán Thăng Long (TLS) và Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) vừacông bố báo cáo nhận định về triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam trongtháng 7 tới, cũng như phần còn lại của năm 2010.

“530 sẽ là mức điểm trung tâm”

Báo cáo gần 20 trang của TLS, với tiêu đề “Triển vọng Việt Nam”, phân tích kháchi tiết về tình hình kinh tế vĩ mô trong 6 tháng đầu năm và dự báo hướng chuyểnđộng trong 6 tháng cuối năm.

Với thị trường chứng khoán, TLS cho rằng thị trường trong nửa đầu năm 2010 đãphản ánh khá chân thực bức tranh kinh tế vĩ mô Việt Nam. Cụ thể, tính từ đầu năm,thị trường đã dao động trong vùng 480 - 550 điểm. Mặc dù thị trường thế giới đãcó sự sụt giảm khoảng hơn 10% do những tác động của khủng hoảng nợ châu Âu, thịtrường Việt Nam chịu tác động rất nhỏ, chủ yếu do nền kinh tế Việt Nam được nhìnnhận là khỏe mạnh.

Trong phần còn lại của năm, nhóm chuyên gia của TLS nói rằng: “Chúng tôi kỳ vọng530 sẽ là mức điểm trung tâm của dải trên mà VN-Index có thể đạt được và nhấnmạnh rằng bất kỳ sự đổ vỡ nào của thị trường toàn cầu cũng sẽ ngay lập tức tácđộng tới thị trường Việt Nam. Trong trường hợp đó, khó biết thị trường sẽ rơi vềđâu”.

Theo bản báo cáo trên, tại mức điểm hiện tại, thị trường chứng khoán Việt Namđang hấp dẫn tương đối so với các thị trường so sánh khác. Với PE khoảng 11x,thị trường Việt Nam rẻ hơn phần lớn các thị trường so sánh khác, trừ Nga ở mức8x. Nếu tính theo tỷ trọng so với GDP, vốn hóa thị trường Việt Nam ở mức thấp,khoảng 37%, tương đương so với Indonesia ở mức 36%.

Con số trên thể hiện tiềm năng tăng trưởng của thị trường nếu coi thị trườngchứng khoán là tấm gương phản chiếu nền kinh tế. Đó cũng là lý do để TLS dẫngiải cho hoạt động mua ròng liên tục của nhà đầu tư nước ngoài tại thị trườngchứng khoán Việt Nam suốt từ tháng 10/2009 đến nay.

Chứng khoán “khỏe” nội lực, lo ngoại lực
Theo SSI, tỷ trọng cổ phiếu nên tăng dần trong 2 trường hợp, VN-Index rơi dần về 480 điểm hoặc VN-Index bắt đầu có dấu hiệu bứt phá

Trên cơ sở những phân tích đưa ra, báo cáo của thành viên dẫn đâu thị phân môigiới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ những quý gần đây viết rằng: “Thị trường Việt Namđang được hỗ trợ tích cực bởi nền tảng kinh tế khỏe mạnh, nhưng những lo ngại vềsuy thoái kinh tế toàn cầu hai đáy nói với chúng tôi rằng chúng ta nên giữ quanđiểm thận trọng về thị trường trong nửa còn lại của năm”.

Bên cạnh đó, dự báo được đưa ra là sự biến động của thị trường thế giới do longại về khủng hoảng nợ có thể sẽ là yếu tố tiêu cực. Trong khi đó, các nhà phântích kỹ thuật theo trường phái lý thuyết Dow và sóng Elliot đang e ngại chỉ sốDJIA sẽ sụt giảm về 6.000 - 6.500 điểm trong khoảng thời gian dài sắp tới nếusuy thoái hai đáy là hiện thực. Theo đó, các tác giả của TLS cho rằng nhà đầu tưcần cẩn trọng, nhưng dù sao thì “cũng rất hy vọng” tác động lên thị trường ViệtNam là nhỏ.

“480 điểm sẽ là ngưỡng hỗ trợmạnh”

Cùng quan điểm với TLS, phân tích mà Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) đưa racũng nhấn mạnh đến yếu tố tác động từ thị trường thế giới.

Thị trường chứng khoán thế giới đã tiếp tục giảm điểm trong tháng 6 vừa qua vàtạo nên một quý giảm điểm đầu tiên kể từ quý 1/2009. Theo SSI, những dấu hiệu hạnhiệt từ các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc cũng như tình hình châu Âu vẫnchưa có những chuyển biến tích cực (với việc Tây Ban Nha tiếp tục bị hạ mức xếphạng định mức tín dụng) đã làm các nhà đầu tư lo ngại về nguy cơ tái khủng hoảng.

Chứng khoán “khỏe” nội lực, lo ngoại lực

“Mùa công bố kết quả kinh doanh sẽ bắt đầu từ 12/7 và đây là một nhân tố hỗ trợquan trọng đối với thị trường trong thời gian này. Chúng tôi nghiêng về khả năngthị trường chứng khoán thế giới sẽ hồi phục nhẹ trong tháng 7”, SSI nhận định.

Với thị trường Việt Nam, SSI cho rằng thông điệp tích cực trong tháng 7 này làsự quyết tâm giảm lãi suất và theo đuổi mục tiêu tăng trưởng tín dụng 25%. Tuynhiên, họ cho rằng những tín hiệu tích cực trong nước và kết quả kinh doanh quý2 sẽ khó lòng tạo ra cú hích cho sức cầu nếu như thị trường chứng khoán thế giớitiếp tục diễn biến không thuận lợi.

SSI dự tính: “Sự hỗ trợ từ mùa công bố kết quả kinh doanh có thể sẽ khiến đàgiảm của thị trường chứng khoán Mỹ dừng lại và có những đợt phục hồi. Nếu điềunày thực sự xảy ra, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có điều kiện để bứt phá”.

Ngược lại, nhận định mà nhà môi giới này đưa ra là trong trường hợp thị trườngthế giới vẫn tiếp tục giảm điểm, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ khó tăngnhưng cũng khó giảm sâu do áp lực giải chấp hiện tại không lớn cùng với những hỗtrợ từ vĩ mô trong nước. Trường hợp xấu nhất, ngưỡng 480 điểm của đợt điều chỉnhhồi tháng 5 sẽ là ngưỡng hỗ trợ mạnh.

Và theo khuyến nghị của SSI, nhà đầu tư nên tranh thủ mua vào trong những phiêngiảm điểm và bán ra một phần trong những phiên tăng điểm; tỷ trọng cổ phiếu nêntăng dần trong 2 trường hợp, VN-Index rơi dần về 480 điểm hoặc VN-Index bắt đầucó dấu hiệu bứt phá. Trường hợp VN-Index đi ngang thì tỷ trọng tiền và cổ phiếunên ở mức cân bằng.

Theo Minh Đức
VnEconomy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.