Đất Ba Vì: Bắt đầu làn sóng bán tháo?

Giá đất tại Ba Vì đã chững lại và giảm từ vài tháng nay. Tuy nhiên, kỳ vọng về một trung tâm hành chính trong tương lai tại đây vẫn đè nặng lên quyết định "cắt lỗ" của nhiều nhà đầu tư, ít nhất là đến thời điểm trước khi kiến nghị của lãnh đạo Hà Nội được gửi lên Thủ tướng

Sau khi Hà Nội có kiến nghịkhông dời trung tâm hành chính lên Ba Vì, một làn sóng bán tháo đất tại đây bắtđầu xuất hiện, dù những khoản lỗ của nhiều nhà đầu tư là không hề nhỏ.

Giá đất tại Ba Vì đã chững lại và giảm từ vài tháng nay. Tuy nhiên, kỳ vọng vềmột trung tâm hành chính trong tương lai tại đây vẫn đè nặng lên quyết định "cắtlỗ" của nhiều nhà đầu tư, ít nhất là đến thời điểm trước khi kiến nghị của lãnhđạo Hà Nội được gửi lên Thủ tướng.

Vạn người bán, không người mua

Trở lại Ba Vì sau gần 4 tháng, mọi chuyện nơi đây xem ra đã có nhiều thay đổi sovới thời “sốt đất”. Nói là đất ở khu vực Ba Vì, song tại thời điểm đầu tháng 5,những khu vực lân cận như Phú Cát (Quốc Oai), Thạch Hòa (Thạch Thất) hay Cổ Đông(Sơn Tây)... mới là những khu vực “hot” nhất, và được giới săn đất quan tâm nhất.

Dọc tuyến quốc lộ 32 Xuân Mai - Sơn Tây, vẫn còn lác đác các văn phòng môi giới,các trung tâm nhà đất, tuy nhiên cảnh tượng mua bán đã không còn được rôm rả như4 tháng về trước.

Thấy người ghé vào hỏi mua đất, bà Lê Thị Tám, chủ văn phòng nhà Đất Đăng Khangnằm ngay ngã từ Quốc Oai - Sơn Tây vẫn vui vẻ tiếp khách, giới thiệu về mảnh này,mảnh nọ như bà vẫn làm từ hồi hồi sốt đất.

Tuy nhiên, bằng trực quan cũng có thể nhận thấy, sự nhiệt tình trong môi giới và“quảng cáo” về các lô đất của bà Tám đã “giảm lửa” đi nhiều so với thời sốt nóng.

“Sau khi giá đất giảm từ hồi tháng 6, tôi không kiếm nổi đồng nào từ nghề taytrái này. Toàn người hỏi lên, hỏi xuống, nhưng không ai mua. Tôi cũng đoán nhiềungười đến hỏi là nhà báo, hay cán bộ thanh tra trên huyện, thành phố xuống,nhưng không tiếp thì không được chú ạ”, bà Tám nói.

Để mô tả thêm về sự trầm lắng mua bán nơi đây, bà Tám nói, phần lớn đất được muabán từ hồi sốt đến giờ vẫn thuộc sở hữu của những người từ nơi khác đến đầu tư.Hồi tháng 5, tháng 6, khi giá bắt đầu giảm, họ vẫn còn quyết “vứt đấy” chứ sốngười chấp nhận bán lỗ là không nhiều.

Thế nhưng, không hiểu sao từ gần một tháng nay, ôtô biển xanh, biển trắng lạibắt đầu vào làng ngày một nhiều. Rồi dần dần, có nhiều người đến nhờ bà Tám bánmiếng này, miếng kia thì mới biết họ bắt đầu bán đất nơi đây và hứa trả công môigiới cao hơn nhiều hồi sốt đất.

Còn trên đường vào thôn 6, 7 của xã Phú Cát, những “cò” đất nơi đây có vẻ nhưlại được tiếp tục công việc của mình sau vài tháng tạm nghỉ. Nhưng trái ngượcvới lúc sốt đất, khi họ chủ yếu kiếm tiền từ người mua, thì nay họ lại đượcngười bán “chăm sóc”, thậm chí có người còn được ứng tiền trước.

Đất Ba Vì: Bắt đầu làn sóng bán tháo?
Những lô đất trên trục đường chính thôn Phú Cát này giờ được rao bán với giá giảm hơn một nửa so với hồi sốt nóng nhưng vẫn không có ai hỏi mua (Ảnh: Bảo Anh)

Một “cò” tên Trọng tại thôn 7 Phú Cát, nói cả tuyến đường chính liên thôn của xãnày, 100% là đất của các chủ đầu tư dưới Hà Nội lên, và họ đang rất cần bán từkhoảng 3 tuần nay.

“Thằng em tôi nó làm trên huyện bảo rằng, họ không chuyển cơ quan của Chính phủlên đây nữa đâu. Hủy rồi! Giờ bán cũng không ai mua. Tôi lượn suốt trên trụcđường này cả tháng nay, mà không có một mống nào hỏi hạn chuyện đất cát, trongkhi chủ đất thì liên tục gọi điện hỏi tình hình”, Trọng nói.

Tại trụ sở UBND huyện Ba Vì chiều 26/8, Phó chủ tịch UBND Nguyễn Văn Hải chobiết, cũng giống như một số khu vực lân cận, phần lớn đất trên địa bàn được bántừ khi sốt đất đến nay đều nằm trong tay của những nhà đầu tư từ nơi khác, gầnnhư không có dân địa phương tham gia đầu tư, lướt sóng.

Tuy nhiên, theo ông Hải, kể từ đó đến nay, những khu đất thuộc quyền của giớiđầu cơ, ôm đất đã hoàn toàn “bất động”, không có giao dịch, vì không ai bán vàcũng không có người mua. Gần đây, đã bắt đầu xuất hiện một số nhà đầu tư có ýđịnh bán đất và chấp nhận lỗ, nhưng số người mua vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Có nên bán tháo?

Trong chuyến khảo sát giá đất tại khu vực Quốc Oai, Sơn Tây, Ba Vì ngày 26/8,chúng tôi tình cờ có cuộc tiếp xúc với một nhóm đầu tư từ nội thành Hà Nội lêntìm mối bán đất.

Anh Thành, một trong số những người đang cần bán đất, cho biết anh đang có gần15 mét dài đất mặt tiền tại thôn Kim Sơn, khu vực dẫn vào trung tâm xã Yên Bài,nơi trước đây được trù tính sẽ đặt trung tâm hành chính quốc gia. Tại thời điểmsốt nóng, nhà đầu tư này đã phải chi gần 2,3 tỷ đồng để mua lô đất trên, tươngđương với gần 150 triệu đồng/mét dài.

Chỉ sau đó một tháng, khu đất của anh đã giảm gần 20 triệu đồng/mét dài, tức làanh “mất đứt” khoảng 300 triệu đồng cho lô đất trên. Khi đó, dù có lỗ anh cũngnhất quyết không bán vì tin rằng, dù sao dời trung tâm hành chính và xây trục HồTây - Ba Vì vẫn có nhiều khả năng sẽ được thông qua.

Tuy nhiên, ngay từ cuối tháng 7 vừa qua, sau khi nắm được thông tin Hà Nội sẽ từbỏ ý định dời trung tâm hành chính lên Ba Vì, ngay lập tức anh đã thay đổi quanđiểm theo hướng chấp nhận lỗ để “cắt đứt” với khái niệm... đất Ba Vì.

Đất Ba Vì: Bắt đầu làn sóng bán tháo?

“Nghe bạn bè xúi giục đầu tư đất Ba Vì sẽ thu lợi tiền tỷ, vợ chồng tôi cũngliều “ném” vào đấy hơn 2 tỷ đồng. Thế nhưng, giờ tôi rao bán có 1,8 tỷ, rồi 1,5tỷ cả tháng nay cũng không ai mua”, nhà đầu tư này nói.

Song cũng theo anh Thành, cũng nắm thông tin như anh nhưng một số đồng nghiệp cóđất ở khu Ba Vì, Quốc Oai vẫn chưa có ý định bán. Bởi lẽ, họ tin rằng, việcthành phố tập trung đầu tư hạ tầng cho khu vực phía Tây trong thời gian qua chắcchắn phải có mục đích gì đấy.

Hơn nữa, theo những người này, qua thông tin trên báo chí thì hiện Bộ Xây dựngvẫn theo đuổi ý tưởng xây dựng trục Hồ Tây - Ba Vì, cho dù đường Láng - Hòa Lạc (naylà Đại lộ Thăng Long - PV) đãquá đủ cho một khu vực vốn chưa mấy phát triển như Sơn Tây- Ba Vì.

Anh Thành nói, những người quyết ôm đất đến thời điểm này vẫn tin rằng, việc HàNội kiến nghị không dời trung tâm hành chính lên Ba Vì cũng chỉ là đề xuất hiệntại. Không có gì khẳng định rằng, nay mai mọi chuyện lại không thay đổi. Đó làchưa kể đến chuyện quan trọng này phải do Chính phủ và Quốc hội quyết định.

Theo ông Nguyễn Thành Sơn, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ba Vì,thực tế “cơn sốt đất Ba Vì” chỉ diễn ra trong vòng khoảng 1 tháng rưỡi, tức làchỉ từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 6 là bắt đầu lắng xuống. Còn từ cuối tháng 6,đầu tháng 7 hầu như không có giao dịch. 

“Với tư cách là những người lãnh đạo, quản lý đất đai trên địa bàn huyện, chúngtôi vẫn khuyên các hộ dân không nên bán đất ngay cả khi giá đất sốt cao, nếukhông có mục đích rõ ràng và có lợi lâu dài. Cả hai năm nay, chúng tôi khôngtiến hành đấu giá đất được bởi không thể nắm được chính xác giá đất tại các khuvực, vì không có nổi một mẫu khảo sát”, ông Sơn nói.

Cũng theo ông Sơn, về lâu dài, với sự quá tải ở khu vực đô thị thì các khu vựcngoại thành sẽ là những địa điểm được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, vị nàycũng thừa nhận, trong ngắn hạn, những khu vực như Ba Vì sẽ rất khác các khu đôthị  vì giá trị sử dụng thực không cao. 

“Hiện nay chưa mấy ai nghĩ đến chuyện đến ở Ba Vì để đi làm Hà Nội, trong khingười dân ở đây thì họ không thiếu đất ở. Nếu ai đó có khuấy động lên để hâmnóng thị trường cũng khó, vì không nhiều giá trị thực”, ông Sơn nói.

Theo Từ Nguyên
VnEconomy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.