Để kiều bào mua nhà nhiều hơn

Phòng Thương mại Úc (Auscham) vừa tổ chức hội thảo về các quy định liên quan đến Việt kiều mua bất động sản tại Việt Nam. Tại hội thảo nhiều ý kiến cho rằng cơ hội đã mở, nhưng hệ thống các văn bản hướng dẫn cụ thể còn nhiều khúc mắc.

Theo ông Danny Armstrong, Tổng giám đốc ngân hàng Commonwealth Bank tại ViệtNam: Quy định về sở hữu bất động sản dành cho người nước ngoài và Việt kiềucòn chưa rõ ràng.

Phòng Thương mại Úc (Auscham) vừa tổ chức hội thảo về các quy định liên quanđến Việt kiều mua bất động sản tại Việt Nam. Tại hội thảo nhiều ý kiến chorằng cơ hội đã mở, nhưng hệ thống các văn bản hướng dẫn cụ thể còn nhiềukhúc mắc.

Cơ hội đã mở

Tại hội thảo các diễn giả cho rằng, nhu cầu mua và sở hữu nhà tại Việt Namcủa cộng đồng người Việt ở nước ngoài là rất lớn. Theo ước tính, hiện có hơn 3triệu người Việt Nam định cư tại hơn 100 quốc gia, lãnh thổ trên thế giới.

Trong đó có nhiều doanh nhân, chuyên gia, trí thức đang về làm việc tại ViệtNam. Đây là nhóm khách hàng có tiềm lực tài chính và được nhiều chủ đầu tư dự ánbất động sản trong nước hướng đến.

Theo ông Marc Townsend, Tổng giám đốc Công ty CB Richard Ellis Vietnam (CBRE),mặc dù kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn nhưng thị trường bất động sản vẫnđược đánh giá là một trong những thị trường nổi bật và năng động trong việc thuhút vốn đầu tư nước ngoài.

Ông cũng cho rằng với những quy định mới cho phép người Việt Nam ở nước ngoàiđược mua và sở hữu nhà thông thoáng hơn, cụ thể là Luật sửa đổi, bổ sung điều126 của Luật Nhà ở và điều 121 của Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 1-9-2009,thì thị trường bất động sản đang có cơ hội phát triển.

Cùng quan điểm này, ông Danny Armstrong, Tổng giám đốc ngân hàng CommonwealthBank tại Việt Nam, cho rằng thị trường bất động sản là một trong những thịtruờng quan trọng nhất của nền kinh tế.

Để kiều bào mua nhà nhiều hơn

Việt kiều về quê ăn tết tại TPHCM (Ảnh minh họa)

Tại Việt Nam, có ba hình thức phổ biến để huy động vốn cho thị trường bấtđộng sản bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay ngân hàng và nguồn vốn huy động từkhách hàng.

Trong đó, vốn vay ngân hàng đóng vai trò quyết định và quan trọng không chỉđối với chủ đầu tư dự án mà còn cả với khách mua nhà. Do đó, Commonwealth Bankhy vọng sẽ có vai trò tích cực - là người cung cấp vốn cho thị trường bất độngsản thông qua các khoản vay dành cho cá nhân, doanh nghiệp nhằm phục vụ nhu cầumua ở, đầu tư hoặc chỉnh trang bất động sản hiện hữu.

Úc là nước có cộng đồng người Việt sinh sống thuộc loại lớn, và CommonwealthBank phục vụ cho gần 57% đối tượng khách hàng này. Với lợi thế trên,Commonwealth Bank là một trong những ngân hàng đi tiên phong trong việc triểnkhai các sản phẩm vay mua nhà cho người nước ngoài và Việt kiều.

Những Việt kiều tại Úc đáp ứng đầy đủ các điều kiện về sở hữu nhà theo quyđịnh có thể dễ dàng tiếp cận khoản vay mua nhà của Commonwealth Bank tại ViệtNam mà không có sự khác biệt với các khách hàng người Việt.

Ông Armstrong cho biết khoản vay mua nhà được giải ngân từ tháng 7-2009 đếnnay của Commonwealth Bank tại Việt Nam lên đến gần 200% so với 11 tháng trước đó,nhưng số lượng Việt kiều vay mua nhà tại Việt Nam được đánh giá vẫn còn ít. Điềunày có thể do quy định về sở hữu bất động sản dành cho người nước ngoài và Việtkiều còn chưa rõ ràng, ông Armstrong đưa ra nhận xét.

Cần có hướng dẫn cụ thể

Ông Mark Fraser - Tổng giám đốc Hãng luật Fraser tại Việt Nam - cho rằng cácquy định về việc cho phép Việt kiều mua nhà ở tại Việt Nam dù đã cởi mở hơnnhưng cũng chưa đáp ứng được mong đợi của phần lớn Việt kiều có mong muốn đượcsở hữu nhà tại Việt Nam.

Theo quy định, Việt kiều có quốc tịch Việt Nam hoặc chứng minh được là ngườicó gốc Việt Nam chỉ có thể mua nhà “để bản thân và các thành viên trong gia đìnhsinh sống tại Việt Nam”.

Quy định này thoạt nghe có vẻ đơn giản, tuy nhiên trên thực tế để chứng minhlà người “có gốc Việt Nam” hoặc xác nhận “quốc tịch Việt Nam” là một quá trìnhthủ tục hành chính phức tạp, nhiêu khê và tiêu tốn nhiều thời gian, chưa kể mỗiđịa phương làm mỗi kiểu khác nhau, thiếu sự đồng bộ.

Vì vậy, mặc dù nhu cầu về quyền sở hữu bất động sản của kiều bào tại Việt Namlà rất lớn, nhưng trên thực tế từ năm 2004 đến nay, số Việt kiều được chính thứcsở hữu nhà tại Việt Nam chỉ ước chừng 150 trường hợp, và chủ yếu là tại TPHCM.

Một số ý kiến cho rằng cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa. Chỉ khivấn đề thủ tục hành chính được cải thiện thì mới có thể khơi dòng chảy cho kiềubào mua nhà ở tại Việt Nam.

Theo Khôi Nguyên
Thời báo Kinh tế Sài Gòn



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.