FED còn “chữa cháy” được đến bao giờ?

Gần đây nhất là tuần trước, khi họ đồng ý cung cấp USD cho ngân hàng nước ngoài nhằm giúp các ngân hàng châu Âu giải quyết khủng hoảng.

Kể từ khi kinh tế bắt đầu xuống dốc 3 năm trước, Chủ tịch Cục dự trữ liênbang Mỹ (FED) Ben Bernanke đã phải nhiều lần bơm ra những lượng tiền khổnglồ. Liệu có cơ hội nào để FED trút bỏ vai trò “cứu hỏa” cho nền kinh tế haykhông?

Gần đây nhất là tuần trước, khi họ đồng ý cung cấp USD cho ngân hàng nướcngoài nhằm giúp các ngân hàng châu Âu giải quyết khủng hoảng.

Cho đến nay, Bernanke đã có thể chấm dứt một số kế hoạch cho vay đặc biệt củaFED - bao gồm cả phiên bản ban đầu của chương trình hoán đổi tiền tệ với cácngân hàng trung ương khác. Đó là tín hiệu cho thấy FED đã phần nào hoàn thành sứmệnh của mình.

Bernanke tuyên bố ông muốn đưa FED trở lại với vai trò như trước cuộc khủnghoảng, đồng thời ông cũng đã phác thảo ra một “chiến lược thoái lui“ để đạt đượcmục tiêu đó.

Tuy nhiên sau hơn hai năm với hàng loạt nỗ lực hỗ trợ khổng lồ về mặt tiềntệ, nền kinh tế thế giới vẫn đang chìm trong nợ nần và vô cùng nhạy cảm với bấtcứ dấu hiệu thu hồi hỗ trợ nào. Chính điều này sẽ khiến cho kế hoạch của FED gặptrở ngại.

Nhà kinh tế học Lena Komileva của Tullet Prebon cho rằng: “Vấn đề về khả năngthanh toán của chính phủ một số quốc gia trong khu vực đồng euro tương đối nhỏcó thể sẽ buộc kế hoạch thoái lui của FED đi theo hình chữ U, và nó sẽ cho thẩymức độ liên kết của các thị trường toàn cầu mạnh đến mức nào”.

Tháng trước, cuộc khủng hoảng nợ của các quốc gia Nam Âu gồm Hy Lạp và Bồ ĐàoNha đã bước đầu gây áp lực lên nhiều ngân hàng châu Âu - những tổ chức nắm giữlượng lớn các khoản nợ bằng đồng euro cũng như tài sản bằng USD khác.

FED còn “chữa cháy” được đến bao giờ?

Ông Ben Bernanke

Sự lo lắng về nguy cơ một vụ vỡ nợ sẽ xảy ra tại Hy Lạp khiến cho các đối táccủa những ngân hàng này trở nên e ngại, họ sợ không thể rút được tiền khi có rủiro. Nếu điều đó xảy ra, nó sẽ giống như thời kỳ suy thoái sau sự sụp đổ củaLehman Brothers năm 2008.

Những lo ngại này làm cho chi phí huy động vốn của ngân hàng tăng lên, đe dọađẩy lãi suất cho vay tại nhiều nơi lên cao hơn vào giữa thời điểm các nhà hoạchđịnh chính sách đang cố gắng giữ dòng vốn chảy vào những nền kinh tế phục hồichậm.

Trước tình hình đó, các nhà lãnh đạo châu Âu đã nhất trí thiết lập một góicứu trợ, và FED cũng ủng hộ bằng cách mở rộng hạn mức hoán đổi tiền tệ nhằm đảmbảo lượng cung USD cho các ngân hàng châu Âu.

Trong thời kỳ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng năm 2008, FED đã cho vay tới 580tỷ USD (số liệu của cơ quan FED tại New York). Lần này, số tiền cho các ngânhàng trung ương nước ngoài vay chưa được họ công bố, song chẳng ai hy vọng đó làmột con số khổng lồ, dù FED nhấn mạnh rằng sẽ không có rủi ro tín dụng nào trongviệc hoán đổi tiền tệ.

Matthew Lloyd, chiến lược gia đầu tư của Advisors Asset Management cho rằng:“Tăng tính thanh khoản là chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề hiện nay. Họ đangcố gắng mua thời gian để trì hoãn, song những khúc mắc cơ bản vẫn chưa có chuyểnbiến”.

Trên thực tế, “thắt lưng buộc bụng” lại đang là khẩu hiệu tại những quốc giamà chính phủ đã hứa hẹn sẽ mạnh tay cắt giảm chi tiêu như Hy Lạp. Thậm chí ngaycả tại Mỹ, nơi kinh tế phục hồi mạnh hơn châu Âu, thì tăng trưởng được dự đoáncũng sẽ chậm lại trong nửa cuối năm nay, khi thuế tăng, chi tiêu công giảm sútvà đồng USD tăng so với euro.

Điều này có nghĩa là những nỗ lực của FED nhằm sớm chấm dứt các khoản chikhẩn cấp trong hai năm qua sẽ cần được cân nhắc thận trọng, mặc dù họ đã lên kếhoạch kỹ càng cho cuộc rút lui này.

Thứ hai vừa qua, FED công bố sẽ tiến hành 5 cuộc kiểm tra nhỏ trong kế hoạchchào bán cho các ngân hàng Mỹ một số chứng khoán tương đương với chứng chỉ tiềngửi. Đây là một trong chuỗi chương trình mà Bernanke đã tuyên bố sẽ cho phép FEDrút ra “hàng trăm tỷ USD dự trữ từ hệ thống ngân hàng một cách nhanh chóng”.

Hiện nay, lượng tiền dự trữ dư thừa trong các ngân hàng đã lên đến khoảng1.000 tỷ USD, một phần là do các kế hoạch cho vay bất thường của FED gây ra.Giới đầu tư e ngại rằng khoản dự trữ khổng lồ này có thể sẽ gây ra lạm phát nếunhư nó vẫn còn trong hệ thống ngân hàng khi tăng trưởng kinh tế kích thích làmgiải phóng số tiền đó.

Trong trường hợp điều này xảy ra, FED sẽ còn phải dập thêm nhiều đám cháynữa.

Theo Hoàng Sơn
FED còn “chữa cháy” được đến bao giờ?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.