FED, ECB cùng hành động khẩn cấp chặn khủng hoảng

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tuyên bố sẽ “phálệ”, thực hiện mua vào trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp.

Ngân hàng Trung ươngchâu Âu (ECB) tuyên bố sẽ “phá lệ”, thực hiện mua vào trái phiếu chính phủ vàdoanh nghiệp. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định tái khởi động công cụhoán đổi tiền tệ khẩn cấp, theo đó sẽ bơm USD với khối lượng không giới hạn vàocác ngân hàng trung ương ở châu Âu, Anh và Thụy Sỹ.

Các biện pháp mạnh trên được ECB và FED công bố ngay sau khi Liên minh châu Âu (EU)tung ra một gói giải cứu trị giá gần 1.000 tỷ USD để ngăn chặn cuộc khủng hoảngnợ từ Hy Lạp tấn công sang các quốc gia khác.

Tờ Wall Street Journal dẫn thông báo của ECB công bố tối ngày 9/5 theo giờ Đức,nơi ngân hàng trung ương này đặt trụ sở cho hay, ECB đã sẵn sàng cho việc muavào trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp thuộc khu vực sử dụng đồng tiền chungchâu Âu (Eurozone) để đảm bảo tính thanh khoản cho thị trường. Tuy nhiên, EU quyđịnh, ECB sẽ không được mua trái phiếu chính phủ trực tiếp từ quốc gia phát hànhmà chỉ được mua vào từ các nhà đầu tư trên thị trường cấp hai.

“Hội đồng Thống đốc ECB quyết định thực hiện can thiệp vào thị trường trái phiếucông và tư nhân của khu vực đồng Euro để đảm bảo chiều sâu và thanh khoản củacác thị trường này. Quy mô của các đợt can thiệp sẽ do Hội đồng Thống đốc quyếtđịnh”, thông báo của ECB có đoạn viết.

Trước đó, ECB đã có một thời gian khá dài tranh cãi về việc có hay không thựchiện can thiệp vào thị trường. Chiến lược của ECB trước khi kế hoạch này đượcđưa ra là sẽ không thực hiện bất kỳ hành động can thiệp thị trường nào. Tuynhiên, tình thế “nước sôi lửa bỏng” ở khu vực đồng Euro đã buộc ECB phải “phá lệ”.

Thể hiện sự phối hợp hành động với ECB, từ Washington, FED cũng ngay lập tứccông bố sẽ bơm cho ECB, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) và Ngân hàng Trung ươngThụy Sỹ (SNB) số lượng USD ở bất kỳ quy mô nào trong thời gian từ nay tới tháng1/2011.

FED, ECB cùng hành động khẩn cấp chặn khủng hoảng

Chủ tịch ECB Jean-Claude Trichet tại một cuộc họp báo do ECB tổ chức mới đây tại Lisbon (Bồ Đào Nha). ECB đã sẵn sàng cho việc mua vào trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp thuộc khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) để đảm bảo tính thanh khoản cho thị trường (Ảnh: AP)

Theo hãng tin tài chính Bloomberg, trong nghiệpvụ hoán đổi tiền tệ, các ngân hàng trung ương sẽhoán đổi tiền cho nhau với thỏa thuận sẽ đảongược sự hoán đổi này trong thời gian sau đó.ECB, BoE và SNB sẽ dùng số USD mà FED bơm cho đểcho các doanh nghiệp trong nước vay với lãi suấtcố định.

Thanh khoản USD đã bị thắt chặt tại thị trườngLondon trong tuần trước do những lo ngại xungquanh việc các định chế tài chính nắm giữ quánhiều tài sản của các quốc gia nặng nợ tại khuvực châu Âu.

Việc FED phối hợp hành động với ECB và EU lầnnày khiến nhiều người nhớ lại sự phối hợp hànhđộng giữa các ngân hàng trung ương lớn trongthời gian khủng hoảng tài chính toàn cầu cáchđây chưa lâu. Khi đó, vào ngày 8/10/2008, FED và5 ngân hàng trung ương lớn khác đã đồng loạt hạlãi suất để chặn bước tiến của khủng hoảng. Đếnngày 13/10/2008, FED tuyên bố bơm USD không giớihạn vào thị hạn vào thị trường thông qua nghiệpvụ hoán đổi ngoại tệ.

Các quyết định ngày 9/5 của ECB và FED được đưara sau khi các nhà chức trách thuộc EU tuyên bốsẽ tung một gói cứu trợ trị giá 750 tỷ Euro,tương đương với 962 tỷ USD, để chặn đà tấn côngcủa khủng hoảng nợ.

Theo kế hoạch, trong gói vốn vay được giới quansát là “lịch sử”, “vô tiền khoáng hậu” này, có440 tỷ Euro do chính phủ các nước trong khu vựcsử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đónggóp, 60 tỷ Euro nữa từ ngân sách của EU, và mộtkhoản lên tới 250 tỷ Euro từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế(IMF).

Với số tiền khổng lồ này, EU sẽ thực hiện chovay song phương hoặc bảo lãnh vốn vay cho cácquốc gia nằm trong tầm ngắm của khủng hoảng.

Cuộc khủng nợ công tồi tệ của Hy Lạp đang lăm letiến vào các quốc gia khác ở châu Âu như Tây BanNha, Bồ Đào Nha, Ireland, Italy…

Trên hãng tin Reuters, so sánh cuộc khủng hoảngnợ hiện nay với khủng hoảng tài chính vừa qua,có nhà phân tích đã nhận định rằng, nếu Hy Lạplà Bear Stearns, thì Tây Ban Nha có thể sẽ trởthành Lehman Brothers, Bồ Đào Nha là một AIG.

Còn tờ Wall Street Journal thì cho rằng, góigiải cứu gần 1.000 tỷ USD của EU là bằng chứngcho thấy, khối này đã xem những mắt xích yếu nhưHy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là "quá lớn đểđổ vỡ" (too big to fail) tương tự như quan điểmcủa Washington khi cứu các nhà băng Mỹ có nguycơ theo chân Lehman Brothers trong cuộc khủnghoảng mới đây.

Ngoài ra, quy mô của gói cứu trợ của EU thậm chícòn lớn hơn gói giải cứu Mỹ trị giá 700 tỷ USDmà Washington tung ra cho các ngân hàng trongthời gian khủng hoảng tài chính.

Theo Kiều Oanh
FED, ECB cùng hành động khẩn cấp chặn khủng hoảng



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.