Giải ngân ODA chậm vì… sợ sai

Đây chính là giải pháp quan trọng nhằm khắc phục tình trạng chậm trễ trong quá trình đấu thầu, nguyên nhân chính khiến tiến độ các dự án ODA thường chậm hơn… ba năm so với kế hoạch.

Cục Quản lý đấuthầu (Bộ Kế hoạch - Đầu tư) khẳng định, cơ quan thực hiện dự án sử dụng vốnODA hãy tự tin ưu tiên thực hiện theo yêu cầu của nhà tài trợ, cho dù tráivới quy định đối với dự án sử dụng vốn ngân sách.

Đây chính là giải phápquan trọng nhằm khắc phục tình trạng chậm trễ trong quá trình đấu thầu,nguyên nhân chính khiến tiến độ các dự án ODA thường chậm hơn… ba năm so vớikế hoạch.

Trong tháng 3, giải ngân vốn ODA chỉ đạt 16% trong khi tỷ lệ trungbình trong khu vực là 23%. Nguyên nhân chủ yếu vì vướng mắc trong quá trìnhđấu thầu, do những quy định khác biệt giữa Việt Nam và nhà tài trợ.

Với tư cách bên mời thầu, Phó tổng giám đốc Ban quản lý dự án 2 (Bộ Giaothông - Vận tải) Nguyễn Văn Trường phân tích nhiều “tréo nghoe” giữa nhà tàitrợ với các cơ quan trong nước trong dự án Nâng cấp cải tạo mạng lưới đườngbộ - vay 225 triệu USD của WB. Giá cả nguyên vật liệu, nhiên liệu liên tụcbiến động khiến giá dự toán 10 gói thầu hợp phần bảo trì tại tỉnh Quảng Nam,Quảng Ngãi (đã được phê duyệt trước khi đấu thầu) thấp hơn 10% giá trungbình bỏ thầu.

WB gửi thư không phản đối trao thầu, Cục Quản lý đấu thầu cũngtrả lời bằng văn bản chấp thuận theo nhà tài trợ. Song các cơ quan trongnước khác e ngại nếu chấp thuận có thể vi phạm Luật thực hành tiết kiệm,Luật phòng chống tham nhũng… khiến quá trình xét thầu  kéo dài, phải tổ chứcđấu lại.

Giải ngân ODA chậm vì… sợ sai

Khát vốn, song tốc độ giải ngân vốn ODA của Việt Nam thuộc diện chậm nhất trong khu vực (Ảnh: T.N.Linh)

Bà Nguyễn Minh Tuyến, Phó vụ trưởng Quản lý chất lượng xây dựng công trìnhgiao thông (Bộ Giao thông Vận tải), nhận xét, đây là khó khăn lớn nhất, làmchủ đầu tư lo ngại nhất.

Trong trường hợp này, WB, Cơ quan Hợp tác quốc tếNhật Bản và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) không quy định phải loại bỏ hồsơ dự thầu, trừ khi giá “vượt quá xa”. Song lại thiếu định nghĩa thế nàođược coi “vượt quá xa”, khiến chủ đầu tư do dự khi nhà tài trợ yêu cầu chấpthuận kết quả đấu thầu vì rất lo cơ quan kiểm toán, thanh tra bắt lỗi…

Vướng vì thiếu hiểu biết

Đại diện 6 ngân hàng quốc tế đang tài trợ ODA, Trưởng ban Đấu thầu của WBtại Việt Nam, ông Kofi Awanyo, nói: “Quy định đấu thầu cạnh tranh quốc tếcủa WB áp dụng chung cho 186 quốc gia nên đừng bao giờ hy vọng sẽ phù hợpvới chính sách của mỗi chính phủ. Do đó thay vì mải than vãn, phải chủ độnggiải quyết vướng mắc”. Đơn cử Chính phủ, doanh nghiệp phải hiểu rõ và chấpnhận “luật chơi” của từng nhà tài trợ từ trước khi vay vốn.

Đồng tình với quan điểm trên, Cục trưởng Quản lý đấu thầu Lê Văn Tăng nhậnđịnh khó khăn lớn nhất trong đấu thầu các dự án ODA là kiến thức của chủ đầutư và các cơ quan giám sát chưa đầy đủ, cách hiểu luật khác nhau nên có khithấy làm đúng cũng “phán” rằng sai.

Do đó cơ quan thực hiện dự án bị mất tựtin. “Cũng phải sòng phẳng với nhau rằng có trường hợp chủ đầu tư không muốnnhà thầu A trúng thì áp dụng luật Việt Nam, muốn loại B liền dùng quy địnhquốc tế, “ghét” C thì bèn kết hợp..., gây vướng mắc không đáng có”, ông Tăngnhấn mạnh.

Ông Cục trưởng đề nghị cơ quan kiểm toán, thanh tra dự án ODA  phải nắm rõquy định đấu thầu của cả Việt Nam và nhà tài trợ. Nếu gặp vướng mắc cần thamvấn ngay ý kiến Bộ Kế hoạch - Đầu tư, nhà tài trợ. Trong năm 2010, Bộ Kếhoạch - Đầu tư ban hành gần 20 thông tư về đầu thầu sẽ giúp các quy địnhngày càng rõ ràng hơn, phù hợp hơn với yêu cầu của nhà tài trợ song khôngthể tuyệt đối hóa được.

Năm 2009, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã dự thảo Hướng dẫn xử lý khác biệt trong quy định về đấu thầu giữa Việt Nam và nhóm 6 ngân hàng. Bộ Giao thông - Vận tải thấy rất cần thiết ban hành hướng dẫn này, áp dụng cho các dự án ODA

Bà Nguyễn Minh Tuyến

Theo Hoàng Hưng
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.