“Giảm” lãi suất, nhìn từ chuyện vay và cho vay

“Cần tiền ngay, vay 24 phút”. Đây là khẩu hiệu cho sản phẩm “Vay 24 phút” mà Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) vừa triển khai. Khách hàng có nhu cầu vay vốn tức thời, chỉ trong vòng 24 phút kể từ lúc hoàn tất đầy đủ thủ tục theo yêu cầu, DongA Bank sẽ cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng có thể lên tới 50 triệu đồng mà không cần tài sản đảm bảo, không cần bảo lãnh

Một cách căn ke, lãi suất thực mà người vayvốn nhận  được không chỉ gói gọn ở con số phần trăm trên hợp đồng. Hiểu vàthực sự hỗ trợ họ sau những con số đó là một cách để “giảm” lãi suất thực tế.

“Cần tiền ngay, vay 24 phút”. Đâylà khẩu hiệu cho sản phẩm “Vay 24 phút” mà Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) vừatriển khai. Khách hàng có nhu cầu vay vốn tức thời, chỉ trong vòng 24 phút kể từlúc hoàn tất đầy đủ thủ tục theo yêu cầu, DongA Bank sẽ cấp cho khách hàng mộthạn mức tín dụng có thể lên tới 50 triệu đồng mà không cần tài sản đảm bảo,không cần bảo lãnh. 

Nhưng 24 phút đó chưa mở rộng để đến được với nhiều trường hợp vay vốn, chưa đủthời gian cho một cuốc xe ôm của bác nông dân từ xã lên ngân hàng huyện, chưa đủphần lẻ thời gian để xếp hàng đăng ký giao dịch bảo đảm… Có nhiều khoản vay,theo đúng quy trình mất đứt cả tuần, hay nửa tháng là chuyện thường. 

Với số đông đó, sự hỗ trợ của ngân hàng, hay chỉ một  động tác của nhân viên tíndụng, có thể giúp chi phí, công sức khoản vay bớt đi đáng kể. 

Chuyện mẩu giấy của nhân viên tín dụng

Một tuần là nhanh. Vì đó là khoảng thời gian đúng bằng lịch hẹn trả  hồ sơ củabộ phận xử lý thủ  tục hành chính nhà đất một quận tại Hà Nội, theo khoản vay cóbảo lãnh của bên thứ ba. Còn nhanh hơn nếu không tính đến thủ tục của văn phòngcông chứng, không tính tới khâu thẩm định của nhân viên tín dụng… 

Lần đầu đi vay, anh Thắng chóng mặt với thủ tục, nản vì mệt mỏi. Đó là nguyêntắc an toàn và đúng quy trình của ngân hàng. Thế nhưng khi nhìn mẩu giấy củanhân viên tín dụng kẹp ở hồ sơ, tâm lý anh nhẹ nhàng hơn: “Trước đó tôi nghi ngờsự khó dễ của ngân hàng, thấy phức tạp và sốt ruột khi mấy ngày trời bỏ việctheo đuổi khoản vay. Nhưng nhìn mẩu giấy, tôi thấy tâm lý thoải mái hơn và hiểuhơn sự hỗ trợ của họ”. 

Mẩu giấy nhỏ của nhân viên tín dụng Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)gạch đầu dòng các thủ tục yêu cầu. Bất ngờ khi anh Thắng thấy nó có thêm sơ đồvẽ tay chi tiết đường dẫn đến điểm xử lý thủ tục hành chính nhà đất của quậnHoàng Mai - Hà Nội (vừa quy hoạch và rất khó tìm). 

“Tôi ấn tượng với sự cẩn thận đó. Nếu không, chắc mình mất cả buổi mà hỏng việc,bởi nếu mò đường đến muộn tại văn phòng nhà đất đồng nghĩa với việc bấm phiếuchờ tới… hôm sau. Cán bộ ngân hàng chỉ hỗ trợ một chi tiết nhỏ, nhưng tiết kiệmcho mình công sức và thời gian”, anh Thắng kể.

“Giảm” lãi suất, nhìn từ chuyện vay và cho vay
Đã bước chân đến cửa ngân hàng thì phải chấp nhận những nguyên tắc lạnh lùng nhưng đâu đó, vẫn có những khe cửa lành mạnh để hỗ trợ người vay giảm bớt thời gian, công sức và chi phí cơ hội

Chuyện tính chi phí theo…“cước” xe ôm

Công sức và thời gian đó của người vay, tại Ngân hàng Kiên Long (Kienlong Bank)được lượng hóa thành tiền! 

Cụ thể, một khoản vay theo quy trình thông thường, người nông dân phải mất thêmchi phí khoảng 500.000 đồng. Đây là kết quả tính toán từ “công thức” riêng cótại Kienlong Bank, được áp dụng để xem xét nhu cầu vay vốn của các hộ nông dânvà dùng để giải thích vì sao hoạt động giải ngân luôn yêu cầu phải tiến hànhnhanh chóng. 

“Chúng tôi đa số xuất thân từ nông dân, sống với nông dân, 60% lãnh đạo cóchuyên môn về nông nghiệp, nên chúng tôi hiểu họ. Việc lượng hóa thời gian, côngsức của người vay thành tiền là để thấy rằng nếu có trở ngại từ phía ngân hàngthì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và thu nhập của họ, vì như thế cũng làmột phần lãi suất gián tiếp”, ông Trương Hoàng Lương, Tổng giám đốc KienlongBank nói. 

Theo đó, mỗi khoản vay, lãi suất chưa phải là tất cả. Người vay còn chịu tốn kémvề thời gian, công sức - đều có thể “quy đổi” ra tiền, và điều này phụ thuộc vàosự hỗ trợ của các ngân hàng. 

“Công thức” tại KienLongBank được tính: trung bình 4 ngày làm thủ tục cho khoảnvay (là khá nhanh), chi phí đi lại, ăn ở, mất ngày công lao động… của mỗi ngườidân sẽ tốn gần 500.000 đồng (ngày công lao động 70.000 đồng/ngày x 4 ngày =280.000 đồng, cộng chi phí đi lại từ xã lên huyện làm thủ tục “quy đổi” theo“cước” xe ôm 50.000 đồng x 4 ngày = 200.000 đồng). 

“Đó là chi phí quá lớn vì khoản vay của nông dân thông thường chỉ vài chục triệuđồng. Chưa kể mỗi năm trung bình 2 vụ, nếu người nông dân làm thủ tục vay hailần, mỗi hộ nông dân chi để trang trải chi phí vay vốn sẽ nhân lên gấp đôi. Vàrõ ràng, với những khoản vay thấp, chi phí đó là thực tế phải tính tới mà khôngphản ánh ở lãi suất”, ông Lương phân tích thêm.

“Giảm” lãi suất, nhìn từ chuyện vay và cho vay

Từ tính toán trên, để giảm chiphí cho nông dân, Kienlong Bank giải quyết hồ sơ vay cho họ nội trong ngày;những trường hợp vay trên 100 triệu đồng/lần thông thường phải qua thủ tục côngchứng và đăng ký giao dịch đảm bảo nhưng ngân hàng cũng linh hoạt giải ngântrước. Ngoài ra, ngân hàng này cũng giải quyết cho bà con nông dân vay liên vụ,tức làm thủ tục một lần nhưng được vay cùng lúc 2 vụ trong năm (giải ngân theotừng vụ). 

Đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh trên địa bànnông thôn, hợp tác xã, chủ trang trại đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy địnhhiện hành, vay tại Kienlong Bank không phải thực hiện thủ tục thế chấp (côngchứng, chứng thực và đăng ký giao dịch đảm bảo) tài sản tại cơ quan thẩm quyền,nhưng khách hàng phải nộp cho ngân hàng lưu giữ bản chính giấy chứng nhận quyềnsử dụng đất… 

Và lợi ích cho người vay vốn

“Chúng tôi tập trung cho cho vay nông nghiệp, nông thôn tại đồng bằng sông CửuLong. Con người miền Tây trọng chữ tín. Nếu không trả được nợ, nợ quá hạn, họxấu hổ với bà con chòm xóm. Đó là một cơ sở bất thành văn. Nhưng nói gì thì nói,yêu cầu không thay đổi là an toàn tín dụng, đảm bảo đúng các quy định hiện hành.Vấn đề là quan điểm và cách làm”, ông Trương Hoàng Lương nói thêm. 

Ngân hàng - an toàn - nguyên tắc, dĩ nhiên. Phía sau mỗi khoản vay là rủi ro,người vay sẽ hiểu. Nhưng, ở những câu chuyện nhỏ trên, hay cách làm thực tế tạicác ngân hàng thương mại, vẫn có “cửa” để hỗ trợ người vay giảm thiểu thời gianvà công sức - chi phí và thu nhập. Những giá trị và lợi ích đó (và ngược lại nếuviệc vay vốn không thuận lợi) không phản ánh ở lãi suất mà người vay phải trả.

Theo Minh Đức - NguyễnHoài
VnEconomy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.