Gọi "gà" được "vịt", người tiêu dùng hoang mang

Gọi "gà", được "vịt" Chiều 38, chị Yên (Đống Đa, Hà Nội) gọi điện đến chi nhánh chính thức của hãng nước Kim Bôi tại Hà Nội và được giới thiệu số điện thoại của một nhân viên chở nước. Sau khi liên lạc đặt hàng với anh này, chị Yến rất ngạc nhiên vì loại nước mang đến không phải Kim Bôi, mà là một hãng lạ hoắc tên Ale với giá 20.000 đồngbình 20 lít, bằng một nửa nước Kim Bôi.

Sử dụng nước uống tinh khiết bị nhiễm khuẩn gây hại cho sức khỏe, nhiềuvụ nổ bình ga dẫn đến chết người luôn là những mối đe dọa đến cuộc sống của mỗingười dân. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng vẫn thờ ơ trước chất lượng và sự antoàn của các sản phẩm này.

Gọi "gà", được "vịt"

Chiều 3/8, chị Yên (Đống Đa, Hà Nội) gọi điện đến chi nhánh chính thức của hãngnước Kim Bôi tại Hà Nội và được giới thiệu số điện thoại của một nhân viên chởnước. Sau khi liên lạc đặt hàng với anh này, chị Yến rất ngạc nhiên vì loại nướcmang đến không phải Kim Bôi, mà là một hãng lạ hoắc tên Ale với giá 20.000 đồng/bình20 lít, bằng một nửa nước Kim Bôi.

Hỏi nhân viên giao hàng thì được giải thích là “Nước Kim Bôi hiện đại lý đã hết,chị dùng tạm nước này, chất lượng tốt, giá lại rẻ. Nếu dùng xong bình này màkhông thích thì tháng sau tôi sẽ mang nước Kim Bôi”.

Không biết chất lượng nước thế nào nhưng bề ngoài vỏ bình đã cũ, dán băng dínhnham nhở, vẫn được nhân viên chi nhánh nước Kim Bôi giới thiệu đến nói là nướctốt.

Gọi "gà" được "vịt", người tiêu dùng hoang mang
Thị trường nước tinh khiết đóng chai cần sự quản lý chặt chẽ hơn (Ảnh minh họa)

Thậm chí để khách hàng yên tâm hơn, nhân viên này còn khẳng định: “Nước nào cũngtốt như nhau nhưng giá khác nhau vì mỗi cái thương hiệu”. 

Có thể thấy, đánh vào tâm lý ham rẻ của người tiêu dùng, nhiều cơ sở sản xuấtnước đóng chai đã tận dụng mọi hình thức, phương pháp để quảng cáo sản phẩm củamình, thậm chí sẵn sàng mượn danh hãng nước uy tín, sau đó mang đến cho kháchhàng các loại nước kém chất lượng nhưng giá rẻ hơn rất nhiều.

Còn người tiêu dùng lại có tâm lý thờ ơ khi mua sắm, chỉ cần tin vào quảng cáo,giá rẻ... mà không cần quantâm đến nguồn gốc xuất xứ vàđộ an toàn của sản phẩm.

Gọi "gà" được "vịt", người tiêu dùng hoang mang

Điều đáng nói là ngoài tâm lý thích giá rẻ, thì đại đa số người tiêu dùng cũngkhông phân biệt được nước thế nào là an toàn. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằngvới những loại nước chỉ có giá trên 15.000 - 20.000 đồng/bình 20 lít thì chắcchắn không thể có sự đầu tư về công nghệ, bao bì, nhãn mác... Và như vậy, ngườitiêu dùng đang mất tiền mà sử dụng nước không sạch.

Hiện nay, không ít các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ sẵn sàng bơm nước giếng trực tiếpvào bình để bán mà không cần qua xử lý, thậm chí khu vực sản xuất còn cực kỳ mấtvệ sinh. Điều đáng nói là khi đưa đi xétnghiệm thì các mẫu nước nàyđều đạt tiêu chuẩn. Chỉ đến khi mục sở thị tại cơ sở sản xuất và “bắt tận tay”thì mới thấy hết được sự ô nhiễm của nó.

"Bắc thang" lên hỏi nhà sản xuất

Không chỉ sử dụng nước không an toàn, hiện nay nhiều người tiêu dùng cũng đangthờ ơ với những bình gas được sang chiết trái phép. Sau những vụ nổ bình gas gâychết người, tưởng như sẽ là hồi chuông cảnh báo, thế nhưng đa số người sử dụngvẫn không mấy quan tâm.

Thực tế cho thấy, trên địa bàn Hà Nội đang có hàng trăm các cơ sở san chiết ga,chỉ có vài, ba cơ sở lớn chính hãng là có dây chuyền sang chiết ga hiện đại đúngtheo tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng. Ngoài sang chiết gas với số lượng, quy môlớn, cơ sở này sang chiết trái phép này còn ngang nhiên dán mác các hãng gas lớn,đánh lừa người tiêu dùng.

Gọi "gà" được "vịt", người tiêu dùng hoang mang

Một cơ sở sang chiết gas trái phép (Ảnh: baocongthuong.com)

Đặc biệt, nhiều cơ sở do không đủ tiêu chuẩn, kỹ thuất, thiết bị phụ tùng khôngbảo đảm nên bình gas được sang chiết dễ xảy rò rỉ khí gas ở bỏ bình, van, ốngdẫn gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Biết là nguy hiểm, nhưng nghịch lý là do có nhu cầu sử dụng cao nên nhiều ngườidân chỉ cần có số điện thoại của một của cửa hàng gas, thậm chí là trên một tờrơi, sau khi hỏi giá thấy rẻ thì sẵn sàng đồng ý mang đến.

Chị Hải (Ngọc Hà, Hà Nội) cho biết: “Tôi sử dụng rất nhiều loại gas, nhiều khichỉ thấy gần nhà, giá chấp nhận được là gọi thôi, chứ cũng không biết nguồn gốcxuất xứ hay người ta sang chiết thế nào”.

Tuy nhiên, chỉ khi có sự cố xảy ra thì người tiêu dùng mới biết mình là ngườithiệt thòi nhất. Vì khi truy cứu trách nhiệm với cơ sở bán gas rất khó. Nếu muachính hãng thì họ sẽ phải có trách nhiệm bồi thường, nhưng với những bình gasđược sang chiết trái phép, rồi gắn nhãn mác giả thì chỉ người tiêu dùng chỉ cònbiết “bắc thang lên hỏi ông trời”. Và như vậy, mặc dù mất tiền nhưng người tiêudùng vẫn phải mang tật vào người.

  • Theo N.Yến
    Bee



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.