Hàng Việt và lòng yêu nước của doanh nhân Việt

Có thể nói về lòng yêunước của công dân mà không gặp nhiều trở ngại trong việc tìm kiếm cácyếu tố tạo cảm hứng suy nghĩ. Còn nói về lòng yêu nước của doanh nhânthì không hề đơn giản.

Có thể nói về lòng yêunước của công dân mà không gặp nhiều trở ngại trong việc tìm kiếm cácyếu tố tạo cảm hứng suy nghĩ. Còn nói về lòng yêu nước của doanh nhânthì không hề đơn giản.

Bản thân khái niệm công dânvà khái niệm quốc gia được xây dựng bằng các chất liệu cơ bản giống nhau:dòng máu, màu da, đất đai, ngôn ngữ, truyền thống văn hoá, lịch sử…

Thực ra cũng có công dânkhông có chung với các công dân khác những thứ đó, như trường hợp người đượcnhập tịch, nhưng loại công dân này không điển hình. Ở một góc nhìn, quốc giavà công dân được coi là hai mặt của cùng một giá trị.

Còn nói về lòng yêu nước củadoanh nhân thì không đơn giản. Nhân vật trung tâm, theo giả thiết, là ngườixác định lợi nhuận cho bản thân là mục tiêu nghề nghiệp, đồng thời cũng làmột trong các mục tiêu sống chủ yếu.

Trong không ít trường hợp,lợi ích của doanh nhân mâu thuẫn với lợi ích quốc gia. Khi đó, muốn doanhnhân hy sinh lợi ích cá nhân, thì thông thường phải lồng sự hy sinh đó trongkhuôn khổ một nghĩa vụ.

Mà đã nói đến nghĩa vụ, thìkhông đặt vấn đề yêu hay không yêu nước nữa, bởi, suy cho cùng, lòng yêunước chỉ thực sự có sức sống một khi xuất phát từ tiếng gọi của trái tim, từý thức tự nguyện.

Nói khác đi, để có được doanhnhân yêu nước bằng tấm lòng thì cần làm thế nào cho họ thấy lợi ích củariêng họ và lợi ích quốc gia cùng song hành, tương đồng.

Chẳng hạn, Nhà nước luôn mongmuốn quảng bá rộng rãi thương hiệu đặc trưng cho quốc gia, bởi điều đó gópphần tôn vinh hình ảnh đất nước trong đời sống kinh tế và chính trị quốc tế;doanh nhân thì không hẳn lúc nào cũng có lợi ích đó.

Hàng Việt và lòng yêu nước của doanh nhân Việt

Hàng Việt trong một chuyến về nông thôn

Hơn ai hết, người kinh doanhhiểu rằng hai mặt hàng cùng loại, cùng chất lượng và hình thức, nhưng có thểbán được với giá rất khác nhau một khi được gắn nhãn hiệu không giống nhau.Không phải người ta không mong muốn hàng hoá lưu thông dưới tên tuổi củamình.

Tuy nhiên, nếu thấy chi phíthuê một thương hiệu nổi tiếng để bán hàng rẻ hơn nhiều so với chi phí đầutư xây dựng, quảng bá thương hiệu riêng, thì hầu như chẳng ai đắn đo làm gì:cứ đứng trên vai người khổng lồ mà đi, vừa đỡ mất sức, vừa có lợi, chỉ cóđiên mới bỏ qua.

Bởi vậy, muốn doanh nhân nộichịu khó cưu mang thương hiệu còn nhỏ bé, ít được quen biết của riêng mìnhvượt qua được thời “niên thiếu” và trưởng thành, sánh vai được cùng các đạigia, thì nhất thiết phải dành cho họ sự hỗ trợ thiết thực, cả về vật chấtlẫn tinh thần.

Không gian người Việt dùnghàng Việt: không thể chỉ quanh quẩn ao làng

Vấn đề là trong trường hợp sựhỗ trợ đến từ Nhà nước thì phải coi chừng: trong khung cảnh kinh tế hội nhập,nếu nâng đỡ doanh nghiệp nội mà không khéo, nhà chức trách công quốc nội cóthể bị kiện do vi phạm luật chơi về cạnh tranh.

Ở điểm này, cũng cần phải nóirằng phát triển chậm hơn người ta, thì phải chịu nhiều thiệt thòi. Ngày xưa,khi luật lệ quốc tế còn mập mờ, các nước lớn mà muốn hỗ trợ cho các doanhnghiệp của nước mình trong cạnh tranh quốc tế, thì cứ tha hồ, làm gì cũngđược, kể cả trợ giá sản phẩm nội, đánh thuế nặng thậm chí cấm nhập khẩu sảnphẩm ngoại.

Nhiều thương hiệu đã lớn lêntừ chiếc nôi bảo hộ đó. Bây giờ, các thương hiệu sinh sau đẻ muộn của cácnước mới nổi phải bon chen trong một khung pháp lý ngày càng chật hẹp, khắtkhe. Thấy bất công rành rành, nhưng thôi thì vẫn phải chấp nhận.

Trong chừng mực nào đó, cuộcvận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được khởi xướng trongnăm vừa qua là một cách hỗ trợ doanh nghiệp nội phù hợp với các điều kiệncạnh tranh hiện tại. Tất nhiên, bản thân hàng Việt Nam phải có tính cạnhtranh cao, cả về chất lượng, mẫu mã, giá cả.

Nhà chức trách công, về phầnmình, có thể áp dụng nhiều biện pháp nâng đỡ mà người ta không bắt bẻ được.Bắt buộc dùng hàng nội trong khu vực công là một biện pháp như thế. Nếu mọichuyện suôn sẻ, thì đến lúc nào đó, sẽ có những thương hiệu Việt trở nênthân quen với người tiêu dùng và nhờ vậy, có giá trị kinh tế cao.

Song, muốn được coi là lớnmạnh, thì thương hiệu nội phải có chỗ đứng vững chắc không chỉ trên sân nhà,mà còn vươn đến xứ người, đặc biệt là các xứ sở văn minh, phát triển. Nếu ởđó buổi đầu người ta chưa biết sản phẩm của mình, thì phải giới thiệu, quảngbá.

Cách làm tốt nhất trong bốicảnh cuộc vận động cho hàng Việt Nam, là mang bầu không khí trong nước củachiến dịch đó ra xứ người. Cứ hình dung: mỗi công dân Việt khi xuất ngoại,nhất là vì các lý do công vụ hoặc kinh doanh, được yêu cầu thể hiện thóiquen sử dụng hàng nội trong sinh hoạt hàng ngày trước mắt bạn bè quốc tếnhằm thu hút sự chú ý của họ, từ trang phục, giày dép, cặp xách… Nên lắm chứ!

Bởi đơn giản, nếu thấy mìnhchỉ thích xài đồ ngoại, thì người ta chẳng có lý do gì trân trọng hoặc ít ralà quan tâm đến sản phẩm cùng loại do mình làm ra và mời người ta mua.

Theo TS Nguyễn Ngọc Điện
Hàng Việt và lòng yêu nước của doanh nhân Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.